Khi nhà sáng lập Yearn Finance (YFI), Ander Cronje thông báo về sản phẩm vay và cho vay tín dụng mới của mình Deriswap thì nhiều kẻ lừa đảo cơ hội ngay lập tức đã tìm cách kiếm chác. Một bể đóng góp giả mạo token DeFi như vậy đã thu về hơn 55.000 USD chỉ chưa đến 30 phút.
Sự việc này diễn ra trong ngày hôm qua (23/11) và đã được một người dùng Twitter có nickname @icefrog772 cho biết.
“Andre Cronje vừa mới đưa ra một cập nhật về Deriswap 30 phút trước. Một ai đó đã tạo ra một token giả mạo được gọi là DWAP. 60 địa chỉ ví chỉ chưa đầy 15 phút với hơn 150 ETH. Hãy dành thời gian lướt qua Etherescan trước khi vào thị trường. Điều đó sẽ không quá khó với bạn.”
Cronje được giới tiền điện tử xem là một nhà phát triển danh tiếng với khả năng hái ra tiền. Chẳng hạn như dự án Yearn.finance, chỉ với một nguồn cung khiêm tốn 30.000 coin nhưng giá đã đi từ dưới 30 USD trong tháng 7 để đạt đỉnh 42.000 USD trong tháng 9.
Kết quả là, nhiều người sẽ đổ số tiền không nhỏ vào các dự án tiếp theo của Cronje – như Keep3r Network và Eminence hiện không còn tồn tại, để thu lợi nhuận nhanh chóng. Mặc dù chúng chưa được thử nghiệm đầy đủ.
Hơn 30 bể đóng góp DWAP giả mạo đã được phát hành trên Uniswap
Trong ngày hôm qua, Cronje chỉ công bố duy nhất 1 sản phẩm và không có token. Điều này có lẽ là để tránh trường hợp những người sử dụng trung thành đổ ập tới sản phẩm mới này. Mà nó có thể làm phát sinh vấn đề.
Nhưng chiến thuật mới này cũng không ngăn được những kẻ lừa đảo ngay lập tức phát hành một token giả tạo DWAP trên sàn phi tập trung Uniswap. Mục đích là để thu hút những người muốn kiếm lợi nhanh chóng từ dự án của Cronje.
Sau khi Deriswap được công bố, trường hợp giả mạo token DeFi DWAP đã xuất hiện. Nó cung cấp cho bể đóng góp của Uniswap 72,4 ETH, thực hiện vài giao dịch, thu hút những nhà giao dịch ít kinh nghiệm và thoát khỏi toàn bộ bể đóng góp với 162,3 ETH trong khoảng 20 phút sau đó. Quá trình này đã mang lại cho kẻ lừa đảo hơn 90 ETH, có giá trị hơn 55 USD.
Kể từ đó, hơn 30 bể đóng góp DWAP giả mạo đã được phát hành trên Uniswap, thu hút thanh khoản và mang về cho những kẻ lừa đảo vài ETH. Thậm chí ngay đến lúc này, (24/11), Deriswap vẫn chưa tồn tại.
Những lừa đảo này nằm trong xu hướng gia tăng tội phạm trong không gian DeFi. Gần đây, có một số giao thức DeFi bị hack như: Akropolis, Value DeFi,…
Theo BeInCrypto