Về cơ bản, NFT là một hình ảnh JPEG được mã hóa. Nhiều người đặt câu hỏi rằng tại sao nó bán được hàng triệu USD thì câu trả lời nhận được hầu hết sẽ giải thích rằng: vì đó là nghệ thuật, và nghệ thuật thì có giá trị.
Đó chính là suy nghĩ đơn giản của nhiều người hiện nay.
1/ Phương trình khan hiếm
Cho dù đó là một tác phẩm nghệ thuật hay đồ sưu tầm kỹ thuật số, sự khan hiếm chính là yếu tố đặc biệc đẩy giá trị của NFT lên. Vậy sự khan hiếm của NFT có liên quan gì trong hình ảnh Ape? (Một bộ sưu tập NFT nổi tiếng đắt giá).
Làm thế nào để đáp ứng những mong muốn gần như vô hạn của con người trong một thế giới có tài nguyên hạn chế là câu hỏi trọng tâm mà ngành kinh tế học mong muốn tìm hiểu và giải quyết nhất. Nói một cách ngắn gọn thì nghĩa là làm sao để cân bằng cung và cầu.
Nói chung, sự tương tác của số lượng cung và cầu sẽ ảnh hưởng đến một chỉ số mà người tiêu dùng sẽ là người nhận thức cuối, ta gọi đó là giá cả. Trong một thị trường, nếu một hàng hóa mạnh được cung cấp đầy đủ lượng cầu thì giá của hàng hóa đó trên thị trường sẽ tương đối thấp.
Ngược lại, khi lượng cầu của hàng hóa vượt xa lượng cung thì nó sẽ trở thành loại hàng hóa khan hiếm, thậm chí còn có thể đưa ra mức giá cao hơn trên thị trường tương ứng.
Để minh họa cho khái niệm này, hãy xem tại sao trái cây lại được coi là thứ xa xỉ ở Nhật Bản. Địa hình Nhật Bản là đồi núi nên không phải là chỗ thích hợp để có các hoạt động canh tác quy mô lớn. Vì vậy nên hầu hết các vườn cây ăn quả thường là do gia đình tự quản hoặc được điều hành bởi các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhiên, bù lại cho việc thiếu quy mô lớn thì chất lượng tạo ra lại rất tuyệt vời. Những quả dâu tây, nho và dưa hấu thường được chưng ở kệ siêu thị sẽ được dùng làm quà tặng cho người thân, đối tác kinh doanh avf khách hàng để cảm ơn những người đã giúp đỡ mình. Vậy, tóm lại thì điều gì khiến NFT có giá trị như vậy?
2/ NFT và sự khan hiếm của nó
NFT có thể rất đắc (hoặc có giá trị tương đương với budget bạn mong muốn) vì nó đã đưa được sự khan hiếm vào thị trường kỹ thuật số toàn cầu. Mua NFT không chỉ có nghĩa là chi tiêu số tiền lớn cho một hình ảnh mà còn mang lại quyền sở hữu cho riêng mỗi người.
Khi mua NFT không chỉ mua mỗi hình ảnh, những gì bạn mua được là một token vĩnh viễn được khắc trên Blockchain có liên quan đến hình ảnh hoặc tài sản kỹ thuật số cụ thể đó. Và, mọi thứ đều có thể là NFT, ví dụ như ngoài các tác phẩm nghệ thuật thì âm nhạc, tài sản trong trò chơi, đất ảo và nhiều hàng hóa kỹ thuật số khác cũng thường được mua bán trên thị trường trao đổi NFT.
Làm thế nào để ảnh hướng đến giá của một thứ gì đó bằng cách chuyển nó vào một NFT? Bất cứ khi nào bạn mint một hàng hóa kỹ thuật số vào một NFT, nó sẽ hạn chế được nguồn cung và từ đó tăng giá của nó lên. Mặc dù điều này giống như một lối tắt để tăng giá hàng hóa kỹ thuật số một cách giả tạo nhưng thật ra đó không phải là tấ cả những gì NFT có thể thực hiện. Vậy, còn những tính năng nào khác của NFT khiến chúng trở nên có giá trị hơn?
Tính Nghệ thuật
Đầu tiên kể đến đó chính là tính nghệ thuật, giá trị thị trường mở của một tác phẩm thuộc một bậc thầy lên tới hàng triệu đô la trong lĩnh vực nghệ thuật. Ví dụ như tác phẩm của Mark Rothko bán được hàng chục triệu đô la trên thị trường nghệ thuật. Thoạt nhìn bề ngoài thì thật khó hiểu tại sao một bức tranh sơn dầu màu cam, màu đỏ lại có giá trị gần 87 triệu đô la, đúng là giá trị của mỗi tác phẩm nghệ thuật là điều rất khó hiểu.
Nói một cách đơn giản thì nó đạt được mức giá cao như vậy bởi vì đây là bức tranh duy nhất thuộc thể loại này còn tồn tại, nó được tạo ra bởi một trong những họa sĩ lỗi lạc nhất của thế kỷ 20.
Đó là lý do tại sao phần lớn các giao dịch NFT đắt nhất thường là những thể loại có một không hai. Cũng giống như tác phẩm của Roth, những NFT đặc biệc luôn nhận được giá trị bán ra rất cao khi nằm trong số những tác phẩm thuộc thể loại hiếm có. Một ví dụ khác là Beeple’s Everydays, một bộ sưu tập NFT đã bán được gần 70 triệu USD vào năm 2021, những tác phẩm này thật sự rất độc đáo. Bộ sưu tập Everyday gây ấn tượng khi có 5.000 tác phẩm độc đáo được Beeple tích góp trong 14 năm.
Tính thiết thực
Đôi khi sẽ có những NFT đòi hỏi giá cao vì chúng có nhiều tính ứng dụng hơn các tác phẩm nghệ thuật hoặc đồ sưu tầm. Nhờ vào tính bảo mật hiếm có của các giao dịch blockchain, NFT hiện được sử dụng rộng rãi như một phương tiện để huy động vốn.
Điều này đã được thực hiện trong một đợt bán Clock NFT của Pak trị giá hàng triệu đô la vào năm 2022 được sắp xếp bởi AssangeDAO và đó cũng là giao dịch NFT đắt thứ hai từ trước đến nay (tại thời điểm báo chí). Chính xác thì NFT đã được bán với giá 16,953 ETH, trị giá khoảng 52,7 triệu đô la vào thời điểm đó. Tiền thu được từ vụ mua bán này được dùng để tài trợ cho việc bảo vệ pháp lý cho người sáng lập WikiLeaks, ông Julian Assange. Trong trường hợp này đã nêu cao được tiện ích của NFT khi chỉ cần khiến nó trở nên có giá trị và đắt đỏ.
Sự lâu dài
Cuối cùng, NFT còn có thể cung cấp giá trị ngoài tiền tệ cho người dùng internet trên khắp thế giới. Nó giúp các nghệ sĩ NFT và các nhà lãnh đạo dự án hạn chế nguồn cung cấp để đưa sự khan hiếm vào hàng hóa kỹ thuật số của họ, đồng thời blockchain cũng đóng một vai trò trong việc cung cấp vô thời hạn cho những hàng hóa này. Theo truyền thống thì nguồn cung cấp hàng hóa kỹ thuật số hầu như là vô hạn. Về lý thuyết, bạn có thể mua các bản sao kỹ thuật số của trò chơi, sách, nhạc và phim với số lần không giới hạn. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ thấy một mặt hàng kỹ thuật số hết hàng nhưng sự thật thì đến một lúc nào đó chúng cũng sẽ ngừng bán. Khi thị trường kỹ thuật số đóng cửa thì sẽ không thể sở hữu được một số hàng hóa kỹ thuật số thuần túy nửa.
Lấy Nintendo là một ví dụ, đây là một công ty nổi tiếng có khả năng chống vi phạm bản quyền và hàng nhái. Công ty này tuyên bố rằng họ sẽ kết liễu hết mọi trang web có trò chơi mà họ đã ngừng cung cấp. Điều này đã khiến việc bảo tồn và ngăn chặn mất đi kho game khổng lồ của công ty trở nên vô cùng khó khăn. Trong khi, với NFT thì miễn là blockchain còn tồn tại thì tất cả tài sản on-chain đều có thể được giữ lại. Khi công nghệ blockchain được tiếp tục phát triển, chúng ta sẽ vẫn còn thấy được nhiều loại NFT mới.
Tóm lại, NFT đã dần quen thuộc với thời đại 4.0 hiện nay, không những nó mang lại tính nghệ thuật mà còn nhiều khía cạnh khác khi vừa có giá trị tinh thần vừa có giá trị vật chất. Đây là một thể loại đáng để thử và cảm nhận.