Tin nóng ⇢

Trung Quốc cấm sử dụng NFT trái phép trong chiến dịch Jianwang 2022

Cục Quản lý Bản quyền Quốc gia cùng nhiều cơ quan quản lý đã phát động chiến dịch mang tên Jianwang 2022. Chiến dịch nhằm loại bỏ các trường hợp sử dụng tác phẩm nghệ thuật tạo NFT trái phép.

Trung Quốc phát động chiến dịch Jianwang 2022

Vào ngày 09/9, Cục Quản lý Bản quyền Quốc gia kết hợp cùng Bộ Công nghiệp & Công nghệ Thông tin, Bộ Công an và Văn phòng Thông tin Internet phát động chiến dịch đặc biệt “Jianwang 2022” diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11. Theo báo cáo, Jianwang 2022 sẽ có các hoạt động đặc biết chống lại vi phạm bản quyền, bao gồm cả trên không gian mạng.

Tại mục thứ ba trong mục tiêu của Jianwang 2022 đề cập rằng: “(chiến dịch) tăng cường giám sát bản quyền đối với các định dạng trực tuyến mới như bộ sưu tập kỹ thuật số NFT và “xóa tập lệnh”, đồng thời nghiêm khắc trừng trị việc sử dụng trái phép các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, hoạt hình, trò chơi, phim và truyền hình của người khác để tạo NFT.” Đồng nghĩa, các loại NFT từ chủ sở hữu chưa được đăng ký hoặc NFT lấy ý tưởng trái phép từ các sản phẩm đã đăng ký bản quyền sẽ bị xóa trong hai tháng tới.

Trước đây, Trung Quốc cũng từng ban hành lệnh cấm tiền điện tử, khai thác tiền điện tử hoặc NFT. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp phải thay thế bằng “tài sản kỹ thuật số” để hạn chế sử dụng thuật ngữ “NFT”. Tuy nhiên, chiến dịch “Jianwang 2022” có thể là một trong những hoạt động gây gắt nhất của Chính phủ nước này. Theo đại diện từ Cục Bản quyền, hoạt động này “sẽ tập trung chặt chẽ vào đường lối chính của cuộc họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Nhiều doanh nghiệp hoặc là từ bỏ NFT, hoặc là tránh Trung Quốc

Từ một tháng trước, Cục quản lý không gian mạng Trung Quốc đã yêu cầu 989 tài khoản Weibo, Tieba và WeChat phải xóa tài khoản. Ngoài ra, chính quyền còn bắt buộc dừng hoạt động 105 nền tảng trang web tiếp thị tiền điện tử. Không chỉ vậy, có khoảng 30 công ty lớn tại Trung Quốc đã ký thỏa thuận hủy bỏ giao dịch thứ cấp. Sau đó, NFT marketplace lớn nhất Trung Quốc Huanhe ngừng phát hành NFT.

Để tránh ảnh hưởng, nhiều nền tảng đã ngừng cung cấp dịch vụ từ người dùng Trung Quốc. Nhiều doanh nghiệp khai thác tiền điện tử di cư sang Mỹ và Mỹ Latinh. Một thông tin liên quan khác, Changpeng Zhao (CZ) đã phủ nhận các bình luận cho rằng Binance là “của Trung Quốc”. Trong đó CZ giải thích ông là người gốc Hoa và đã rời Trung Quốc khoảng 30 năm. Do đó, ông khẳng định Binance không phải là “sân sau” của Chính phủ Trung Quốc. Trên thực tế, Binance đã từ bỏ thị trường này bất chấp nhiều tổn thất cho nền tảng.

Theo BeInCrypto

Có thể bạn quan tâm

Mục lục