Weibo là trang mạng xã hội tương tự với Twitter của Trung Quốc. Nó được cho là đã đình chỉ một số lượng lớn các tài khoản liên quan đến tiền điện tử.
Colin Wu là một nhà báo đang hoạt động và điều hành tài khoản Twitter @WuBlockchain. Ông cho biết vào ngày 5 tháng 6 vừa rồi. Đã có một số tài khoản KOL liên quan đến tiền điện tử trên Weibo bị chặn.
Wu gọi đây là “việc đình chỉ tiền điện tử khắc nghiệt nhất trong lịch sử.” Ông cũng nói, “đây có thể là một phản ứng sau chính sách đàn áp của Bắc Kinh.”
Tweet của Wu là tweet đầu tiên nói về vấn đề này. Ông tiếp tục chia sẻ về danh sách các tài khoản bị phong tỏa. Bao gồm “các nhà lãnh đạo DeFi nổi tiếng nhất Trung Quốc” và “nhiều nhà giao dịch nổi tiếng”.
Weibo, hay Sina Weibo, là một trang blog của Trung Quốc. Nó là một trong những nền tảng truyền thông xã hội lớn nhất của đất nước này.
Vào tháng 3 năm 2021, Weibo được ghi nhận trung bình đang có khoảng 230 triệu người dùng hoạt động hàng ngày.
Đàn áp căng thẳng leo thang
Kể từ khi đăng tải tweet đầu tiên, Wu đã giải thích thêm về việc tạm ngưng hoạt động trong một loạt các tweet khác .
Các phương tiện truyền thông và mạng xã hội của Trung Quốc do Cục Tuyên truyền quản lý. Vì mục đích bẻ khóa các giao dịch Bitcoin, các phương tiện truyền thông chính thức đang tấn công tập thể.
Do đó, lệnh cấm hiện tại đối với các tài khoản mạng xã hội. Và nội dung liên quan đến tiền điện tử sẽ được cập nhật liên tục.
Tuy nhiên, cuộc đàn áp của Ngân hàng Trung ương đối với các sàn giao dịch. Hay cuộc trấn áp của bộ phận an ninh chống rửa tiền. Và cuộc đàn áp của cục năng lượng đối với hoạt động khai thác vẫn chưa được ban hành.
“Hiện tại không thể dự đoán được. Liệu các bộ phận này có đưa ra các chính sách đàn áp hay không và cường độ ra sao. Bởi vì các cuộc thảo luận của họ là nội bộ và riêng tư”
Thái độ của Trung Quốc càng lúc càng tệ
Như Wu suy đoán, động thái này được xem là động thái mới nhất mà Trung Quốc đã thực hiện. Nhằm mục đích chống lại thị trường tiền điện tử trong những tuần gần đây.
Vào ngày 18 tháng 5, Trung Quốc chính thức quay đầu xe. Thay vì thể hiện thái độ chấp nhận đối với tiền điện tử như trước đó. Họ lại quyết định cấm các tổ chức tài chính Trung Quốc tham gia vào các dịch vụ tiền điện tử.
Sau đó, nhiều người đã coi lệnh cấm là một trong những nguyên nhân gốc rễ tiềm ẩn. Dẫn đến biến động sụp đổ giá tiền điện tử vào ngày 19 tháng 5 .
Đất nước này cũng chuyển sự chú ý của mình sang khai thác tiền điện tử trong bối cảnh đàn áp của họ. Trung Quốc chiếm 65% tỷ lệ băm (hashrate) của bitcoin. Thông tin dựa theo báo cáo vào ngày 22 tháng 5.
Đến ngày 24 tháng 5, một số pool khai thác tiền điện tử như BTC.TOP và HashCow đã tạm ngừng hoạt động của họ ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều người tin rằng quyết định ngừng khai thác sẽ thực sự có lợi cho không gian tiền điện tử về lâu dài. Quá trình khai thác tiền điện tử đang bị lên án sau những ảnh hưởng của nó đối với môi trường.
Do đó, một lệnh cấm đối với hoạt động khai thác hy vọng sẽ mở ra cánh cửa cho các giải pháp thay thế xanh.
Theo BeInCrypto