ERC721R sẽ mở ra đường lối mới cho việc rằng buộc quyền lực của các bên dự án đối với người mint NFT, đồng thời thúc đẩy mở rộng thị trường NFT.
Thêm tính năng refund
Theo Github code, ERC721R vừa bổ sung tính năng kiểm tra thời gian (time check) khi rút tiền bên cạnh tính năng hoàn tiền (refund). Sau khi người dùng mint NFT, phía dự án không thể rút tiền ngay lập tức. Trong thời gian khóa quỹ, người dùng có thể trả lại NFT và được hoàn tiền.
Thời gian khóa và số tiền được hoàn do bên dự án tùy chỉnh và họ sẽ quyết định cách NFT được sử dụng như thế nào sau khi hoàn trả. Thông qua ERC721R, người dùng có thể tránh nguy cơ dự án bỏ chạy.
Trên trang web chính thức của ERC721R, công ty nêu rõ 4 ưu điểm:
- Ngăn chặn tình trạng thu tiền rồi bỏ chạy
- Đòi hỏi phía dự án có trách nhiệm thực hiện đúng cam kết.
- Ngăn giá mint giảm xuống dưới giá sàn
- Giảm rủi ro mua hàng.
Nói một cách đơn giản, bằng cách thiết lập cơ chế hoàn tiền, bên dự án sẽ gánh trách nhiệm nhiều hơn và người mint NFT có thể giảm bớt rủi ro. Bây giờ, hãy cùng tìm hiểu xem ERC721R sẽ bảo vệ quyền và lợi ích cho chủ sở hữu NFT như thế nào nhé.
1. Có thể ngăn dự án bỏ chạy hay không? Trước hết, bên dự án được phép thiết lập thời gian hoàn tiền hoàn toàn linh hoạt. Nếu dự án đặt thời hạn hoàn tiền là 7 ngày hoặc lâu hơn, họ có thể bỏ chạy (rugpull). Thời gian càng dài, độ tin cậy của dự án càng cao, chi phí đóng góp càng lớn, khiến cho khả năng thất thoát tiền càng nhỏ.
2. Cam kết của bên dự án sẽ bị siết chặt đến mức nào? Dự án bắt buộc phải tuân thủ mọi cam kết của mình trong thời hạn hoàn tiền, song họ có thể vi phạm sau khi thời gian này kết thúc.
3. Việc ngăn ngừa giá giảm xuống dưới giá sàn chỉ được thực hiện trong quá trình hoàn tiền. Sau khi hoàn tiền xong, giá trị NFT hoàn toàn có thể bị giảm sâu.
Nói tóm lại, tác dụng của ERC721R trong việc ngăn chặn dự án vi phạm và bảo vệ quyền lợi người mint NFT sẽ phụ thuộc phần lớn vào dự án.
Liệu tính năng hoàn tiền có giúp ERC721R thành công thâm nhập vào thị trường NFT hay không? Số tiền được trả lại cho người dùng được tính bằng số NFT nhân với giá mint. Tuy nhiên, đây chỉ là một tham số – Jason Chen
Ngoài ra, theo BenLaw, nhà phát triển chủ chốt của GoPocket, có một lỗi nghiêm trọng trong đoạn mã ERC721R. Do không có giới hạn về địa chỉ nhận tiền hoàn lại, các nhà phát triển có thể lợi dụng lỗ hổng này để rút tiền từ hợp đồng NFT, phá vỡ ràng buộc của giao thức.
Có giải pháp nào tốt hơn ERC721R không?
Zebra Venture và MarsDAO đã cùng nhau thảo luận về ERC721R trên Twitter Space. Jason Chen đề ra một ý tưởng là trước khi mint, bên dự án sẽ khóa dữ liệu và mở ngẫu nhiên các đồ thị để đảm bảo tính công bằng. Giải pháp này tiềm ẩn một vấn đề: dự án có thể trình chiếu hình ảnh theo từng đợt dẫn đến số liệu chênh lệch. Mặt khác, do hành động vi phạm của dự án chủ yếu nhằm vào nguồn quỹ lớn, quyền sử dụng quỹ của dự án nên bị giảm thiểu thông qua quản trị DAO và các hình thức khác. Từ đó, dự án sẽ được kiểm soát và người đúc NFT được bảo vệ tốt hơn.
Jason Chen cho rằng các giải pháp nêu trên không khó thực hiện. Nguyên nhân chúng vẫn chưa đi vào thực tiễn là do cơ sở hạ tầng của lĩnh vực NFT còn nhiều lỗ hổng. Nếu có thể tối ưu cơ sở hạ tầng, cơ chế ràng buộc đối với dự án sẽ càng hoàn thiện hơn, đồng thời thị trường NFT sẽ càng chú ý vào các dự án quản trị DAO hơn.
ERC721R có ý nghĩa như thế nào?
Mặc dù ERC721R về cơ bản không thể kiểm soát các bên trong dự án NFT một cách triệt để, nó có thể coi như phát súng đầu tiên vào vấn đề kiểm soát quyền lực của dự án và bảo vệ người đúc NFT. ERC721R sẽ thúc đẩy việc thiết lập các ràng buộc hiệu quả hơn và duy trì cân bằng cho thị trường NFT.
Trong thị trường hiện nay, người sở hữu NFT chỉ có thể đặt lòng tin vào bên dự án và cam kết của họ đối với lộ trình tương lai. Người dùng chỉ có thể cầu nguyện bên dự án không rugpull. Nhưng một khi đội ngũ phát triển đã có ý định xấu từ đầu thì mọi roadmap đều không còn ý nghĩa.
Cho đến khi độ bền vững của cam kết còn phụ thuộc vào lương tâm của nhà phát triển, chuyện "ôm tiền bỏ chạy" sẽ còn tiếp diễn.
Trong tình huống hiện tại, tất cả tiền được chuyển vào tài khoản của bên dự án và họ có thể rút chúng ngay lập tức. Trước khi bắt đầu xây dựng, các quỹ đã chuyển tiền tài trợ cho bên dự án. Lúc này đối với những dự án vô danh, có thể thu tiền và bỏ chạy bất cứ lúc nào. Khi không có phương pháp kiểm soát hữu hiệu, nguy cơ xảy ra những vụ lừa đảo như vậy sẽ ngày càng lớn.
ERC721R đã nỗ lực đưa ra giải pháp giữa bối cảnh các dự án chiếm phần ưu thế trong thị trường NFT. Dẫu đây vẫn là cuộc chơi giữa người mua và người bán, ERC721R có khả năng trở thành chìa khóa thúc đẩy một thị trường NFT lành mạnh và trật tự.
Một khi ERC721R đầu tiên ra mắt, sẽ có hàng nghìn ERC721R tiếp theo được phát hành. Dù vẫn còn nhiều lỗi, ERC721R được kỳ vọng sẽ ngày một hoàn thiện sau mỗi đợt phát hành mới, từ đó quản trị DAO và cơ chế giám sát của dự án NFT đều sẽ cải tiến.