Nếu nhà đầu tư áp dụng chiến lược “tham lam khi số đông sợ hãi” dựa trên chỉ số Crypto Fear & Greed Index thì kết quả sẽ thế nào? Một vài thống kê sau đây tiết lộ những thông tin thú vị liên quan đến giả định này.
“Sợ hãi cực độ” thường đem đến những mức giá tốt nhất
Có nhiều mức Crypto Fear & Greed Index khác nhau, không phải mức điểm nào cũng cho hiệu suất như nhau. Mức điểm càng thấp thì càng hiếm xuất hiện, nhưng cho lợi nhuận cũng tốt hơn.
Thống kê trên được thực hiện từ năm 2018 cho đến nay xét trong khung ngày. Những lần chỉ số tham lam sợ hãi thấp dưới 10 xuất hiện chưa đến 10 lần.
- Nếu lên kế hoạch mua Bitcoin vào lúc chỉ số này ở mức 12 – 10, thì đều sẽ có lãi sau 30 đến 180 ngày. Trong khoảng thời gian này có thể chịu mức lỗ tối đa là 24%, nhưng có thể sẽ nhận mức lãi đến hơn 60%.
- Nếu mua Bitcoin vào lúc chỉ số này đạt 13 – 15 thì dễ mua hơn vì xuất hiện nhiều hơn, thì kết quả vẫn là lãi sau 30 đến 180 ngày. Nhưng có thể chịu khoản lỗ lớn đến 50%.
- Trường hợp hiếm là mua khi chỉ số đạt ở 8 – 9 điểm. Khó mua hơn vì tình trạng sợ hãi như thế chỉ suất hiện có 8 lần từ năm 2018 đến nay. Nhưng nếu đã mua được thì lợi nhuận lên tới 90% và chỉ chịu lỗ khoảng 10% mà thôi.
- Trường hợp hiếm nhất là chỉ số đạt 5 điểm, chỉ xuất hiện 1 lần. Tưởng rằng mua lúc nãy sẽ lãi nhưng thị trường một khi đã đạt đến điểm này sẽ giảm mạnh hơn. Đây là hệ quả của việc “bắt dao”, vì sau ít nhất 180 ngày mới có thể hồi vốn.
Hiện tại, chỉ số tham lam sợ hãi của thị trường đang ở mức 12 điểm thời điểm bài viết.
Như vậy:
Dẫu rằng sự sợ hãi thường đem đến cơ hội tốt, nhưng một khi nó mang đến rủi ro thì rủi ro đó là cực kỳ tệ hại.
Hiệu suất quá khứ không phản ánh hoàn toàn khả năng thành công cho quyết định hiện tại. “Sợ hãi cực độ” thường đem đến những mức giá tốt để mua, nhưng không luôn cho biết mức giá đáy!
Theo BeInCrypto