Tin nóng ⇢

Thị trường đi xuống, nổi lên xu hướng gửi tiết kiệm Savings Defi

Những cách thức để giảm thiểu sự sụt giảm tài sản một cách an toàn đã trở thành nhu cầu của một số người trong bối cảnh các rủi ro liên quan khi thị trường đi vào xu hướng giảm, và các ứng dụng gửi tiết kiệm DeFi đã trở thành một trong những cách để đưa vào tham khảo.

Kể từ đầu năm 2022, thị trường tiền điện tử đã bước vào một xu hướng giảm, với tổng vốn hóa thị trường là $1.81 nghìn tỷ USD, giảm 38% so với mức cao nhất mọi thời đại ATH là $2.92 nghìn tỷ USD vào năm 2021. Tổng giá trị của hệ sinh thái on-chain cũng đang bị thu hẹp. Theo dữ liệu của Defipulse, tổng giá trị của tài sản mã hóa bị khóa (TVL) trên Ethereum, hệ sinh thái lớn nhất on-chain, là $76.4 tỷ USD, giảm sâu so với mức đỉnh $110 tỷ USD vào năm 2021 khoảng 43%.

Cảm giác chung giữa những người dùng tài sản tiền điện tử là “thị trường đang vào xu hướng giảm”. Làm thế nào để giảm thiểu sự co rút tài sản một cách an toàn trong bối cảnh rủi ro thị trường giảm đã trở thành nhu cầu của một số người. Các ứng dụng về defi savings đã trở thành một trong những lựa chọn để tham khảo. TVL của các ứng dụng này vô tình tăng trưởng  trong bối cảnh thị trường giá xuống.

Lấy Anchor, một ứng dụng gửi tiết kiệm stablecoin với tỷ suất cố định trên Terra (LUNA), làm ví dụ. TVL của nó đã tăng đều đặn kể từ tháng 2 năm 2022, tăng từ 7 tỷ đô la lên 14 tỷ đô la ở thời điểm hiện tại, với tốc độ tăng trưởng TVL là 100%. Việc tăng TVL của Anchor có thể phản ánh nhu cầu của người dùng trong thị trường giá giảm – nhu cầu tìm kiếm nhiều hơn các sản phẩm có mức tăng trưởng ổn định.

Các ứng dụng gửi tiết kiệm lãi suất cố định có thể kể đến loại sản phẩm cho vay Savings DeFi. Các ứng dụng cho vay như Compound, Aave và MakeDAO chủ yếu dựa trên "lãi suất thả nổi", và việc tính toán lãi suất dựa trên "cung và cầu". Trong hợp đồng cho vay, cả người vay (trả lãi) và người cho vay (thu lãi) hoạt động theo thuật toán dựa trên nhu cầu vay vốn. Khi thị trường biến động, lãi suất cũng sẽ thay đổi theo. Khi nguồn cung bị thiếu hụt, tỷ suất đi vay sẽ tăng vọt, thậm chí lên tới hơn 100% để làm tăng chi phí đi vay.

Đối với trường hợp lãi suất cố định, người ta dễ dàng nghĩ đến chức năng gửi tiết kiệm qua các ngân hàng, và các sản phẩm như vậy đang bắt đầu xuất hiện trên thị trường DeFi.

Các sản phẩm lãi suất cố định có thể giảm thiểu rủi ro thu nhập (income risk) toàn hệ thống. Kể từ khi lãi suất được xác định, người dùng không cần phải điều chỉnh vị thế của họ theo biến động của lãi suất, và họ cũng có thể kiểm soát rõ ràng chi phí đầu tư và thu nhập là cố định. Một số quan điểm trong ngành tin rằng các sản phẩm lãi suất cố định có thể trở thành kênh chính để các tổ chức truyền thống tham gia vào thị trường tài sản tiền điện tử và thậm chí là lĩnh vực DeFi.

Vào tháng 6 năm ngoái, Compound Labs, công ty đứng sau giao thức lending DeFi Compound, đã thành lập Compund Treasury, một sản phẩm mới dành cho các doanh nghiệp và tổ chức. Bằng cách hợp tác với Fireblocks và Circle, nó đã có thể cho phép các doanh nghiệp chưa mã hóa và các tổ chức tài chính như ngân hàng và các công ty fintech, cũng như các công ty lớn vào sản phẩm savings này. Người sở hữu USD đổi USD lấy USDC và nhận lãi suất cố định 4%.

Hiện tại, ngoài các sản phẩm lãi suất cố định như Compound Treasury và Anchor, có nhiều chủ đầu tư đã triển khai các sản phẩm lãi suất cố định nhưng hiệu quả chưa khả quan, vì so với các dự án có thưởng thanh khoản với tỷ suất hàng năm (APR) lên đến hàng chục triệu phần trăm, lợi suất trên các sản phẩm như này thực sự không dễ dàng thấy khi mà thị trường đi vào xu hướng tăng. Nhưng khi thị trường trở nên vắng vẻ, nhu cầu đối với các sản phẩm có lãi suất cố định ngày càng tăng. Bài viết sẽ giới thiệu một số các ứng dụng đại diện tiêu biểu và cơ chế hoạt động của lãi suất cố định.

Notional – Nền tảng “Zero Coupon”

Giới thiệu

Notional (NOTE) là một ứng dụng cho vay lãi suất cố định phi tập trung được xây dựng trên Ethereum. Nó hỗ trợ DeFi, CeFi, các nhà giao dịch tổ chức và người dùng cá nhân thực hiện việc lending tài sản mã hóa với lãi suất cố định và thời hạn cố định.

Đội ngũ của Notional đã tạo ra ứng dụng này bởi vì việc vay với lãi suất cố định là hình thức vay vốn phổ biến nhất trong thị trường tài chính truyền thống, chẳng hạn như trái phiếu, được phát hành bằng cách sử dụng lãi suất cố định. Lãi suất cố định cung cấp cho những người tham gia thị trường sự chắc chắn về lợi nhuận đầu tư hoặc chi phí đi vay và có thể kiểm soát rủi ro. Notional hy vọng sẽ xây dựng một nền tảng cho vay lãi suất cố định trong một hệ thống tài chính phi tập trung để cung cấp cho người dùng tiền điện tử các kênh tài chính ổn định.

Website chính thức của Notional

Cơ chế hoạt động

Notional sử dụng cơ chế mint token “fCash” bằng cách thế chấp để thực hiện trạng thái mà tại đó thu nhập cố định được lưu trữ lại và chi phí lãi vay cố định được trả cho các khoảng vay. FCash có thể đại diện cho "quyền để yêu cầu trả lãi suất tại một thời điểm cụ thể trong tương lai", có thể được hiểu là token hóa "trái phiếu zero-coupon".

"Trái phiếu Zero-coupond" là trái phiếu không trả lãi. Đó là một giấy chứng nhận cho vay do người đi vay cấp. Thông thường, giá giao dịch sẽ thấp hơn so với mệnh giá. Nó là một loại trái phiếu chiết khấu. Sau khi đáo hạn, nó sẽ được trả cho trái chủ theo đúng mệnh giá. Người cho vay mua trái phiếu zero-coupon với giá chiết khấu, tương đương với việc gửi tiền với lãi suất cố định và có thể nhận tiền theo mệnh giá trái phiếu vào ngày đáo hạn. Người đi vay có thể cho vay trái phiếu zero-coupon thông qua tài sản thế chấp và bán chúng thành tiền mặt với mức giá chiết khấu. Nếu muốn lấy lại tài sản thế chấp, họ cần phải trả nợ theo mệnh giá trái phiếu sau khi đáo hạn. Do đó, số tiền thu được khi bán trái phiếu cũng giống tương tự như trái phiếu zero-coupond. Sự khác biệt giữa mệnh giá của hai trái phiếu là tiền lãi trả cho khoản vay.

Ví dụ: người đi vay A muốn có tiền nên thế chấp tài sản, và phát hành trái phiếu zero-coupon có kỳ hạn 6 tháng, mệnh giá $110 đô la và bán nó cho người cho vay B với mức giá chiết khấu $100 đô la trên thị trường. Lúc này, người vay A nhận được 100 đô la tiền mặt, và người cho vay B tương đương có quyền đòi khoản vay 100 đô la với lãi suất cố định 10% trong 6 tháng. Khi đáo hạn, Người vay A trả $110 đô la để mua lại trái phiếu zero-coupond. Đối với A, anh ta nhận được một khoản vay 6 tháng là 100 đô la với lãi suất cố định 10%.

Theo cơ chế trái phiếu zero-coupond, vì chi phí của người đi vay là thu nhập của người gửi tiền, nên tồn tại một mức lãi suất cố định được cả người cho vay và người đi vay chấp nhận có thể được xác định mà không cần điều chỉnh theo cung và cầu vốn thị trường.

Với sự trợ giúp của khái niệm "trái phiếu zero-coupon", Notional đã mã hóa nó thành một trái phiếu zero-coupon có thể chuyển nhượng on-chain như fCash. Do đó, trên nền tảng của nó, mỗi fCash có một pool trao đổi token được liên kết với nó. Vì các tài sản được phép lưu hành trên nền tảng là "cToken" (cToken là chứng chỉ tiền gửi của Compound, là tài sản chịu lãi suất), thanh khoản của pool trao đổi bao gồm cả fCash và cToken.

Cơ chế gửi tiền và cho vay với lãi suất cố định của Notional như sau:

  • Fixed interest rate deposit – Tiền gửi có lãi suất cố định: Người cho vay gửi DAI vào, Notional trước tiên sẽ gửi nó vào Compound, đổi nó lấy cDAI, sau đó chuyển đến pool thanh khoản trái phiếu zero-coupond để mua trái phiếu chiết khấu fDAI, mua lại cDAI vào ngày đáo hạn và sau đó đổi nó trở lại DAI. Và nhận thu nhập lãi cố định.
  • Ví dụ: Người cho vay A gửi 100 DAI thông qua Notional, trước tiên nền tảng sẽ chuyển đổi nó thành cDAI, sau đó mua 103 fDAI với 100 cDAI. Giả sử thời gian đáo hạn là 1 năm, chênh lệch giữa fDAI và DAI là thu nhập từ lãi tiền gửi của A.
  • Fixed-rate borrowing – Vay lãi suất cố định: Sau khi người cho vay thế chấp tài sản (chẳng hạn như ETH), nó có thể mint ra fDAI và sau đó bán nó với giá chiết khấu cho cDAI trong pool trao đổi "fDAI/cDAI", và sau đó chuyển đổi nó thành DAI trong Compound, và trả lại mệnh giá fDAI vào ngày đáo hạn. Sự khác biệt giữa fDAI và DAI đã cho vay là chi phí đi vay.
  • Ví dụ: Người vay A thế chấp 1 ETH bằng Notional và cho vay 100 DAI với lãi suất 3%, A nợ nền tảng 103 DAI. Giả định rằng thời gian đáo hạn là 1 năm và khoản nợ chỉ có thể được hoàn trả sau khi ngày đáo hạn được hoàn trả. ETH được thế chấp.

Hiện tại, nền tảng Notional hỗ trợ gửi ETH, WBTC, DAI hoặc USDC để có thu nhập lãi cố định, đồng thời hỗ trợ người vay có thế chấp các tài sản này để mint fCash để vay DAI. Ngoài ra, người dùng cũng có thể cung cấp tính thanh khoản cho pool trao đổi "fCash/cToken" bằng cách cung cấp cETH, cWBTC, cDAI hoặc cUSDC và nhận phần thưởng token nền tảng của Notional là NOTE.

Element – Ứng dụng "Phân tách vốn và lãi suất"

Giới thiệu

Element cũng là một nền thu nhập theo tỷ suất cố định phi tập trung được xây dựng trên Ethereum, mà đạt được sự ổn định về lãi suất bằng cách tách bạch và mã hóa khoảng tiền vốn và phần thu nhập trong tương lai.

Website chính thức của Element

Element phân tách khoảng tiền gửi gốc và phần lãi vay của tài sản ký gửi và mã hóa chúng một cách riêng biệt. Việc định giá "token dựa trên cơ sở thu nhập" tại thời điểm giao dịch thanh toán phụ thuộc vào kỳ vọng của thị trường về lãi suất trong tương lai và "token dựa trên cơ sở tiền gửi" tương đương với trái phiếu zero-coupond, có thể mua lại tài sản theo mệnh giá vào ngày đáo hạn. Trước khi đáo hạn, trái phiếu zero-coupon được bán với giá chiết khấu dựa trên khoảng thời gian tính đến ngày đáo hạn.

Tại thời điểm này, người dùng muốn tránh rủi ro với thu nhập lãi suất cố định có thể bán "token trên cơ sở doanh thu" mà không chắc chắn và mua "token dựa trên cơ sở tiền gửi" mà đang được bán, vì những "token trên cơ sở tiền gốc" này được bán với giá chiết khấu, khi đáo hạn, người dùng có thể đổi token theo mệnh giá, tức là có thể nhận được thu nhập lãi vay cố định với giá chiết khấu.

Cơ chế hoạt động

Tất cả các khoản tiền gửi (ETH, DAI và USDC) trên nền tảng Element sẽ được chia thành hai phần, một trong số đó là “token chính” (principal token – PT), đại diện cho giá trị của tiền gốc được ký gửi, hay còn gọi là “token tiền gửi”; phần khác là “token lãi vay” (Yield Token – YT), đại diện cho lãi suất biến đổi thu được từ nền tảng trong tương lai.

Khoảng tiền gửi trên nền tảng Element được chia thành hai phần

  • Token PT – tương đương với trái phiếu zero-coupond, không thể hoàn lại cho đến khi kết thúc thời gian lock-up, vì vậy nó giao dịch tại mức chiết khấu so với tài sản cơ sở. Element cho phép người dùng mua các token PT được chiết khấu thông qua AMM. Khi đáo hạn, người giữ PT có thể mua lại tài sản cơ sở theo tỷ lệ 1:1.
  • Người dùng mua PT phải xác định thu nhập theo lãi suất cố định của họ dựa trên tỷ lệ chiết khấu của tài sản tại thời điểm mua. Người mua PT mà chưa đáo hạn sẽ giao dịch với giá thấp hơn tài sản cơ sở của họ. Tiền gốc càng xa ngày đáo hạn, chiết khấu càng cao.
  • Ví dụ: người dùng mua token PT thời hạn 1 năm (yETH) với chiết khấu 10%, có nghĩa là nếu anh ta mua với 10 ETH, anh ta sẽ nhận được 10,1 token PT (yETH) trong 1 năm. Khi đáo hạn, anh ta có thể đổi lại 10.1 ETH, và tỷ suất sinh lợi cố định là 10%.

Quy trình người dùng mua token PT

  • Token YT – đại diện cho phần lãi suất sẽ được tạo ra trong tương lai. Lãi suất này có thể thay đổi và không chắc chắn, nhưng YT có tính thanh khoản và khả năng giao dịch.
  • Một mặt, người dùng có thể chọn gửi tiền vào Element, sau đó trực tiếp bán token YT mint được để nhận trước tiền lãi nhằm thu được thu nhập lãi suất cố định.
  • Mặt khác, người dùng cũng có thể chọn mua token YT, đồng nghĩa duy trì lãi vay trong tương lai dài hạn, vì giá YT mang tính đại diện cho kỳ vọng của thị trường về lãi suất trong tương lai và số lãi tích lũy trong kỳ càng cao, thì giá của token YT càng cao. Bạn có thể tự phòng ngừa các rủi ro về chi phí đi vay của mình bằng cách mua YT. Miễn là tài sản có thể được mua lại khi đáo hạn tại mức giá cao hơn chi phí mua, thì sẽ có lợi nhuận.

Lấy ETH mà được gửi vào Element làm ví dụ, nếu người vay gửi một lượng ETH vào Element, anh ta sẽ nhận được ptETH và ytETH mới được tạo. Bây giờ anh ấy có quyền kiểm soát khoảng tiền gốc và khoảng thu nhập đại diển bởi token PT và token YT. Nếu anh ta quyết định bán PT ngay lập tức và giữ YT, PT sẽ được bán với giá chiết khấu (ví dụ: lợi suất là 10%, 1 ETH = 0,9 ptETH), và sẽ thu về ETH, trong khi lượng YT được nắm giữ vẫn đang thu lãi. Tại thời điểm này, người vay có thể “tái chế” ETH đã trao đổi để cải thiện tỷ lệ tận dụng nguồn vốn. Người cho vay có thể thu được thu nhập cố định bằng cách mua token PT được chiết khấu.

Anchor – Ứng dụng “Ngân hàng stablecoin”

Giới thiệu

Anchor (ANC) là một ứng dụng tiết kiệm lãi suất cố định được xây dựng bởi nhóm Terra, cung cấp cho người dùng các sản phẩm tiết kiệm stablecoin và trả lãi cho người gửi tiền, cho phép người dùng gửi UST và nhận được tiền lãi cố định hàng năm.

Tổng tài sản bị khóa trên Anchor

Anchor cân bằng lãi suất bằng cách phối hợp phần thưởng khối của các blockchain với các khoản bù đắp PoS khác nhau, cuối cùng đạt được tỷ lệ lưu trữ với lợi suất ổn định, do đó cung cấp lãi suất tham chiếu cho thị trường cho vay các tài sản tiền điện tử on-chain.

Cơ chế hoạt động

Cơ chế hoạt động Anchor giống như một ngân hàng, thu hút người dùng gửi tiền và trả tiền lãi cố định, sau đó cho người dùng có nhu cầu vay vay tiền. Về cơ bản, nó vẫn là một ứng dụng cho vay thế chấp, tương tự như "phiên bản lãi suất ổn định" của Combound, nơi người cho vay gửi stablecoin (hiện chỉ được HỖ TRỢ) vào nền tảng Anchor và nhận được lãi suất cố định hàng năm.

Thu nhập từ người gửi tiền của Anchor chủ yếu đến từ tiền lãi mà người đi vay trả, vì thỏa thuận sẽ cho người đi vay vay các tài sản ký gửi để có được thu nhập. Người đi vay cần phải thế chấp “bAsset” để nhận được số tiền mà họ vay.

"bAsset" là cốt lõi hoạt động của Anchor, được ràng buộc với các quy tắc tạo khối của blockchain, còn được gọi là "equity securities asset", là bằng chứng về quyền sở hữu token cơ bản của mạng blockchain loại PoS, chứng minh quyền sở hữu của những tài sản được khóa vào trong mạng blockchain nhằm xác minh node.

Nói một cách đơn giản, các mạng blockchain chẳng hạn như Terra (LUNA) và Ethereum 2.0 (ETH), dựa trên cơ chế PoS để đảm bảo hoạt động của mạng blockchain, stake một số lượng nhất định các native token của mạng (LUNA, ETH) có thể trở validator để nhận phần thưởng xác minh và tài sản sau khi xác minh cam kết có thể trở thành "bAsset" trên Anchor. Nói cách khác, bAsset trên Anchor là bằng chứng của việc cam kết “bonded”.

Vì các tài sản Token cơ bản được cam kết trong node mạng blockchain không có tính thanh khoản, chúng cần giải phóng tính thanh khoản thông qua việc phát hành cho đến khi kết thúc thời hạn cầm cố. Ví dụ: đối với các node mạng của Terra, thời gian cam kết của LUNA là ít nhất 21 ngày và thời gian cam kết của mạng Ethereum 2.0 dài hơn. Điều này có nghĩa là trong thời gian bị khóa, tài sản cầm cố của người sử dụng bị mất khả năng thanh khoản. Người dùng có token đại diện bAsset có thể giao dịch bên ngoài và nhận phần thưởng ANC (Token quản trị của Anchor).

Hiện tại, bAsset hỗ trợ hai tài sản token cơ bản của blockchain làm tài sản thế chấp, đó là LUNA và ETH. Sau khi người vay cam kết LUNA hoặc ETH, Anchor stake các token (LUNA hoặc ETH) này để nhận phần thưởng xác minh. Nói ngắn gọn, bản thân Anchor đi đến mạng lưới blockchain với tư cách là validator và phần thưởng khối nhận được sẽ được bán dưới dạng UST, được sử dụng để trả lãi cho người gửi tiền và cung cấp một nguồn lãi suất ổn định cho tiền gửi Terra.

Do đó, có hai nguồn thu nhập chính từ thỏa thuận Anchor, một là "lãi suất được trả cho khoản vay" của người đi vay và hai là "phần thưởng cam kết blockchain".

BainBrige – Nền tảng quản trị rủi ro có cấu trúc

Giới thiệu

BainBridge (BOND) là một giao thức nền tảng chéo (cross-platform) giúp tối ưu hóa việc quản lý phân cấp rủi ro lợi nhuận và biến động trong các ứng dụng DeFi. Nó được ra mắt vào đầu năm 2020 và được thiết kế cho các nhà đầu tư có phong cách thận trọng, những hodler dài hạn và các tổ chức không thích rủi ro. Vừa giảm thiểu sự biến động về lợi tức và đồng thời cũng đề xuất thêm các lựa chọn có độ biến thiên lớn cho những người yêu thích rủi ro.


Lợi tức tài sản trên BarnBridge

Barnbridge tích hợp nhiều nền tảng cho vay như Compound, AAVE, Cream, v.v. thông qua các thuật toán, thu thập dữ liệu liên quan đến tài sản tiền điện tử tạo ra thu nhập và cải thiện hiệu quả sử dụng vốn bằng cách phân tầng và phân loại rủi ro, để cải thiện tỷ lệ hoàn vốn cho người dùng. Nó tương tự như nhóm súng máy, nhưng nó khác với tỷ lệ biến động của nhóm súng máy, vì mục đích cuối cùng của nó là tích hợp nhóm thu nhập của nhiều nền tảng cho vay để xây dựng cấu trúc phức tạp hơn và hệ thống xếp hạng trái phiếu.

Cơ chế hoạt động

BainBridge áp dụng cơ chế quản lý rủi ro có cấu trúc. Nó tin rằng số tiền thu nhập và lãi suất được trả trong tương lai là không chắc chắn, nhưng mỗi người có khả năng chấp nhận rủi ro và chi phí cơ hội khác nhau. Người dùng cần tái phân phối vốn theo nhu cầu riêng của họ. Rủi ro, sự biến động lợi nhuận được chia thành các mức khác nhau để đạt mục tiêu đầu tư.

Khi tích hợp các ứng dụng cho vay như Compound và Aave, BainBridge sử dụng cơ chế được gọi là Trái phiếu tỷ suất thông minh (Smart Yield Bond) để cung cấp cho người dùng lãi suất cố định hoặc lợi nhuận biến thiên có đòn bẩy với stablecoin. Trái phiếu tỷ suất thông minh bao gồm hai sản phẩm thu nhập, "Junior pool" và "Senior pool".

  • Senior Pool (sBONDs) – có quyền ưu tiên trong việc phân phối thu nhập trong hệ thống và lock-up thu nhập theo tỷ suất cố định.
  • Junior Pool (jTokens) – có quyền phân phối thu nhập thặng dư (residual income). Thu nhập thu được này là phần tài sản còn lại sau khi thanh toán thu nhập cố định của Senior Pool trong cùng hệ thống. Thu nhập này không cố định và có tính thay đổi.

Đặc điểm của hai sản phẩm thu nhập, Junior Pool và Senior Bond

Trong BainBridge, người dùng có thể gửi stablecoin vào các Junior pool hoặc Senior pool tùy theo mức độ chấp nhận rủi ro của họ. Đối với người dùng, có một sự khác biệt là Junior Pool có rủi ro cao vì lãi suất có thể thay đổi do đòn bẩy; trong khi Senior pool có rủi ro thấp vì lãi suất cố định.

Chứng nhận vị thế sBond mà có được bằng cách gửi vào Senior pool là một tài sản NFT có thể được giao dịch trên thị trường thứ cấp hoặc được sử dụng cho các mục đích tổng hợp khác. Khi tiền gốc và thu nhập được hoàn trả vào ngày đáo hạn, NFT sẽ bị hủy.

Chứng chỉ vị thế mà có được bằng cách gửi tiền vào Junior Pool là jToken, là chứng chỉ tài sản tiền tệ ổn định với 1:1, không phải NFT.

Về lý thuyết, cả chủ sở hữu sBond và jToken đều có thể kiếm được lợi nhuận, tuy nhiên, nếu APY được cung cấp bởi thị trường cho vay cơ bản thấp hơn lợi suất được đảm bảo trên trái phiếu senior, thì thu nhập dành cho trái chủ junior cần bù lại khoảng chênh lệch này trước.


Junior pool của stablecoin FEI cần hỗ trợ phần lãi vay cho Senior pool

Trên thực tế, các quỹ của cả junior pool và senior pool đã tham gia vào thị trường lending như Compound và Aave. Điều đó nói rằng, rủi ro thực tế là như nhau đối với hai nhóm pool này. Lãi suất không nhất quán bởi vì lợi tức trên thị trường lending luôn biến động, một số được hưởng lãi suất cố định và một số khác phải chấp nhận hỗ trợ trả lãi cho các pool ưu tiên hơn trong thời điểm xấu, hoặc nhận được thêm lợi nhuận trong thời điểm thuận lợi.

Tuyên bố từ chối trách nhiệm: Là một nền tảng thông tin blockchain, thông tin được cung cấp trên trang web này không đại diện cho bất kỳ đề xuất đầu tư nào. Các bài báo đăng trên trang này chỉ thể hiện ý kiến cá nhân và không liên quan gì đến TheCoinDesk.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục