Tin nóng ⇢

SOL: Solana có thể là Apple IOS của thế giới tiền điện tử

Trong một tương lai không xa, Solana và Ethereum có thể trở thành iOS và Android của thế giới tiền điện tử. Tất cả chúng ta đang chứng kiến ​​sự phát triển không ngừng của 2 blockchain này.

Bạn đã và đang sử dụng một chiếc iPhone và là fan của hệ sinh thái Solana trong thế giới blockchain thì chắc hẳn bạn sẽ có những trải nghiệm đáng quý.

Solana và Apple iOS có điểm nào giống nhau không? Đó sẽ tùy cảm nhận mỗi người. Chúng ta hãy phân tích một tí về khía cạnh lịch sử và tình hình hiện tại, riêng tôi trực giác mách bảo bản thân rằng Solana có thể thực sự trở thành Apple iOS trong thế giới tiền điện tử. Mặc dù Apple và Solana thuộc hai lĩnh vực khác nhau nhưng logic đằng sau sự phát triển là khá giống nhau.

Thứ nhất, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng là thứ cốt lõi để cạnh tranh của một sản phẩm. Hệ điều hành iOS được người dùng đánh giá mượt mà hơn Android, đó là thành quả cải tiến không ngừng trong suốt nhiều năm của Apple nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.

Những tập đoàn như Microsoft và Palm đã không ngừng phát triển và quảng bá điện thoại cảm ứng nhưng cuối cùng Apple là người chiến thắng, bởi họ vượt qua khó khăn kỹ thuật về màn hình cảm ứng điện dung, cảm ứng đa điểm và nâng cao trải nghiệm người dùng.

VD: iOS ưu tiên mức độ phản hồi màn hình theo trình tự Cảm ứng- Phương tiện- Dịch vụ- Kiến trúc cốt lõi. Khi người dùng chạm màn hình thì hệ thống sẽ ưu tiên xử lý trước trong khi hệ điều hành Android hoạt động theo trình tự Ứng dụng- Khung- Thư viện- Kiến trúc Kernel, ta thấy việc xử lý hình ảnh và đồ họa không được Android chú trọng nhất làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.

Solana không phải là public chain đầu tiên được ra mắt nhưng nhờ chú trọng vào tốc độ xử lý TPS cực cao và giảm phí giao dịch xuống thấp đã thu hút lượng lớn người dùng đến với hệ sinh thái Solana.

Nguồn: RareLiquid

Solana có thể xử lý hơn 50.000 giao dịch/ giây và duy trì block time là 400 mili giây (cực thấp), đồng thời Solana còn cải tiến TPS với định luật Moore để cung cấp khả năng dự đoán quy mô TPS. Hơn nữa chi phí giao dịch của Solana khá thấp khi thực hiện 10 triệu giao dịch chỉ tốn khoảng 10 USD.

Cơ chế đồng thuận của Solana là "Proof of History – PoH" nhằm giải quyết vấn đề phân tán thời gian trong mạng lưới. Bằng cách sử dụng chức năng trì hoãn có thể xác minh được, PoH  cho phép mỗi node tạo dấu thời gian bằng cách sử dụng thuật toán SHA256. Lợi ích của việc này là giúp loại bỏ nhu cầu phát các dấu thời gian trên toàn mạng, do đó tăng hiệu quả của mạng lưới.

Chất lượng của trải nghiệm sử dụng chuỗi công khai có thể được thể hiện qua số lượng ví được mã hóa và tần suất sử dụng. Lấy ví dụ như Phantom là một trong những ví phổ biến nhất trên Solana khi tích hợp tất cả các chức năng cơ bản của hệ sinh thái Solana, bao gồm: swap token, sưu tầm NFT, kết nối ví phần cứng, chống giám sát, hoạt động theo xu hướng Web3.0 và stake SOL để kiếm thêm lợi nhuận.

Phantom trở thành ví điện tử được yêu thích nhất trên Solana nhờ mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng, hiện tại lượng người dùng hàng tháng là 1,2 triệu. Từ tháng 8 đến tháng 10/2021, lượng người dùng Phantom tăng gấp 5 lần.

Thứ hai, giao diện người dùng tuyệt vời

Giao diện người dùng (User Interface) là một loạt các cửa sổ tương tác giữa người và máy tính nhằm thực hiện theo yêu cầu của người dùng và xác định một phần mềm hay sản phẩm có được người dùng vận hành một cách trực quan hay không.

Hệ điều hành iOS của Apple có một hệ thống nghiêm ngặt về các thông số kỹ thuật thiết kế giao diện người dùng. Từ các nút đến các icon, kích thước hình ảnh đến độ phân giải, đều có những tùy chỉnh đặc biệt.  Điều này không chỉ làm cho phong cách  khác nhau có xu hướng thống nhất mà còn cho phép người dùng dần quen với cách sử dụng phần mềm iOS. Thiết kế mặt trước hình chữ nhật với một nút bấm duy nhất và phần còn lại hoàn toàn được làm bằng kim loại đã trở thành biểu tượng thiết kế của iPhone.

Dù là lĩnh vực internet, blockchain hay tiền điện tử thì giao diện người dùng cần đặc biệt chú trọng. Khi thiết kế hướng đến người sử dụng thì chắc chắn sẽ thu hút mọi người truy cập vào dự án của mình hơn. Tiến sĩ Nielsen, một chuyên gia trong lĩnh vực tương tác giữa con người với máy tính, từng chỉ ra rằng trong lĩnh vực Internet, giao diện thân thiện với người dùng là điều kiện cần để tồn tại, nếu website khó sử dụng người dùng sẽ ngay lập tức rời đi.

Một số nhà đầu tư nói rằng họ mua token chỉ nhìn vào hình ảnh logo dự án. Dù chỉ là một câu nói đùa nhưng cũng cho thấy tầm quan trọng của thiết kế. Logo của Solana chứng tỏ nhóm phát triển thật sự bỏ công sức vào đó.

Màu sắc của logo Solana là một màu chuyển từ xanh lục sang tím, hiện tượng có màu sắc tương tự xảy ra trong tự nhiên là cực quang, đúng là dãy màu huyền bí. nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng với chủ đề cyberpunk thường sử dụng màu tím, xanh lá cây và xanh lam làm màu chủ đạo. Màu sắc trên vẽ lên tương lai phát triển phong phú của blockchain Solana.

Nhiều dự án hoạt động trên Solana đều có cùng một thiết kế nhất quán về màu sắc, giao diện và tương tác tương tự logo Solana. Sau khi trải nghiệm một thời gian, người dùng có thể hiểu sơ qua các chức năng trên giao diện và dễ dàng sử dụng hệ sinh thái Solana.

Theo CGV FOF, nền tảng IDO của Solana khi đánh giá một dự án thì hiệu suất giao diện người dùng sẽ được ưu tiên hơn. Solana mở rộng độ phổ biến của mình bằng cách hỗ trợ nhiều dự án có giao diện người dùng tốt.

Thứ ba, hỗ trợ hệ sinh thái mạnh mẽ

Theo định luật thứ hai của nhiệt động lực học (thermodynamic), hệ cô lập không có sự trao đổi năng lượng với môi trường, luôn biến đổi một cách tự phát theo chiều hướng tăng dần hỗn loạn (nguyên lý tăng entropi). Nhà Nobel Prigogine đề xuất hệ thống phải mở để chuyển từ trạng thái mất trật tự sang cấu trúc có trật tự, tức là hệ thống phải trao đổi vật chất và năng lượng với thế giới bên ngoài.

Việc mở cửa kinh doanh đòi hỏi các công ty phải mở rộng nguồn lực và khả năng cho các đối tác, thu hút họ tham gia vào hệ sinh thái và hiện thực hóa việc đồng sáng lập thông qua trao quyền cho nhau.

Kể từ khi thành lập, Apple rất coi trọng việc trao quyền cho bên ngoài, họ cung cấp một bộ công cụ cho các nhà phát triển và cho phép họ kết nối người dùng thông qua App Store, đó là nền móng ra đời của một số lượng lớn các ứng dụng nổi tiếng như Instagram, Snapchat, WhatApp,… So với nhiều nền tảng khác, cơ chế của Apple đối với các sản phẩm ngoài là công bằng và hợp lý hơn. Dữ liệu xếp hạng lượt tải xuống trên Appstore là đáng tin cậy, điều này góp phần tạo nên một hệ thống và môi trường cạnh tranh tốt để các nhà phát triển có thể hiểu nhu cầu thực sự của người dùng.

Solana cũng tích cực xây dựng hệ sinh thái như có kế hoạch tài trợ dài hạn, cung cấp cho dự án đầy đủ các hỗ trợ về nguồn lực bao gồm mục tiêu trong tương lai, giới thiệu cho VC, hỗ trợ kỹ thuật, tuyển dụng nhân sự, tiếp thị và các nguồn lực pháp lý.

Nguồn: Santiment

Solana tổ chức ba cuộc thi hackathon toàn cầu với số tiền thưởng lên tới một triệu USD, các nhà phát triển từ khắp nơi trên thế giới đã gửi hơn 300 dự án dự thi, điều này khiến Solana nhận được sự quan tâm và ủng hộ của một số lượng lớn các nhà phát triển tạo ra một loạt các ứng Solana gốc chất lượng.

Thứ tư, một người có sức ảnh hưởng

Steve Jobs người sáng lập Apple là một người có sức ảnh hưởng tới thế giới, đồng thời ông cũng là người với “tinh thần đổi mới” được cả nước Mỹ và thế giới theo đuổi. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa lý tưởng và chủ nghĩa hoàn hảo của ông đã khiến Apple bước ra một con đường hoàn toàn khác với các ngành công nghiệp truyền thống. Ông chỉ tung ra thị trường 1-2 sản phẩm mỗi năm nhưng đảm bảo chúng là tốt nhất.

Theo ý kiến cá nhân tôi, Sam Bankman-Fired (SBF) đối với Solana như Steve Jobs đối với Apple vậy. Tất nhiên, tôi không có ý phủ nhận đội ngũ xuất sắc của Solan, đội được coi trọng như hàng chục ngàn kỹ sư và nhóm phát triển của Apple.

Nguồn: Forbes 

SBF từng làm việc tại tập đoàn khổng lồ Jane Street và ông thành lập sàn FTX (sàn trao đổi tiền điện tử tập trung) và quỹ đầu tư Alamenda Research. Họ không quan tâm tới vấn đề tập trung/phân quyền mà quan tâm tới “liệu blockchain có thể mở rộng quy mô đại trà được không?”

Sau khi nghỉ việc ở Jane Street vào năm 2017, SBF đã tập trung tìm kiếm những cơ hội tiềm năng và thấy “tiền kỹ thuật số có rất nhiều tiềm năng, hệ thống thì không hiệu quả nhưng nhu cầu thanh toán lại cực lớn do đó tương lai sẽ cực kì phát triển”, sau đó ông tìm ra Solana.

Co-founder Solana Anatoly Yakovenko kể lại lần gặp gỡ đầu tiên với SBF trước khi Solana ra mắt Mainnet (2019): Buổi test đã thực hiện được 80 giao dịch trong vòng 4,02 giây, kết quả này làm SBF rất ngạc nhiên. Sau khi thảo luận với các thành viên ông nhận ra tiềm năng to lớn của Solana, ngay lập tức quyết định xây dựng Serum (sàn giao dịch phi tập trung) trên Solana.

Tháng 1/2021, SBF tweet rằng “Tôi sẽ mua nhiều SOL nhất có thể với giá 3 USD.” Tuy đây chỉ là câu nói đùa nhưng cũng cho thấy anh ấy đặt rất nhiều niềm tin vào SOL.

Thứ 5, một cộng đồng lớn mạnh

Mỗi lần iPhone ra mắt đều có một hàng dài các iFan xếp hàng trước cửa hàng cả đêm chỉ để là người đầu tiên mua iPhone. iPhone ra mắt hằng năm không chỉ là một sự kiện ra mắt bình thường mà là một hiện tượng văn hóa, đây là một hiệu ứng thị trường mà không dễ gì đạt được chỉ vì ra mắt sản phẩm mới.

Đồng meme của Solana – Samoyedcoin (SAMO) được lấy cảm hứng từ Dogecoin, Sam Bankman-Fried (với các chữ cái S, A, M) và người đồng sáng lập Solana Anatoly Yakovenko (quê hương ông là nơi sinh của chú chó Samoyed). Ngày nay, SAMO đã trở thành linh vật và đại sứ hình ảnh của hệ sinh thái Solana và có vốn hóa thị trường hơn 700 triệu USD.

Từ các khía cạnh trên, có thể hơi xa vời khi so sánh Solana với iOS của Apple nhưng về lâu dài, thông qua việc nâng cấp mạng lưới, mở rộng các node dịch vụ, điều chỉnh cơ chế hoạt động, những điều này sẽ trở thành một phần nhỏ trong quá trình phát triển của Solana.

Thực tế, sự phát triển của Apple không phải một sớm một chiều mà đi kèm với đó là sự xuất hiện của một số bước ngoặt quan trọng, tạo nên vị thế ông hoàng của Apple hiện tại.

Ví dụ, iPhone 4 là một sản phẩm tạo nên những bước đột phá về phần cứng, phần mềm và thiết kế của iPhone: màn hình retina thương mại đầu tiên, sự phát triển kép của thuật toán và camera điện thoại di động, có thiết kế ấn tượng, sử dụng chip tự phát triển đầu tiên,…

Thêm một vài điểm liệt kê về việc hiện thực hóa tầm nhìn Solana trở thành Apple iOS trong thế giới crypto:

  • Số lượng người dùng C-end vượt 100 triệu.
  • Lượng giao dịch của người dùng chiếm hơn 80%.
  • Số lượng DApps di chuyển từ Ethereum sang Solana ngày càng tăng.
  • Tổng vốn hóa thị trường của Solana đạt khoảng 50% Ethereum.

Liệu Solana có thực sự là iOS của thế giới tiền số?

Trong một tương lai không xa, Solana và Ethereum có thể trở thành iOS và Android của thế giới tiền điện tử. Tất cả chúng ta đang chứng kiến ​​sự phát triển không ngừng của 2 blockchain này.

Lưu ý: Đây không phải là lời khuyên đầu tư, Thecoindesk chỉ đưa ra những thông tin xung quanh dự án, bạn phải chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra!

 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục