Tin nóng ⇢

Nhìn lại 7 sự kiện lịch sử của DEX

Sàn DEX là một phần không thể thiếu trong thị trường tiền điện tử ngày nay, nhưng để có được vị trí như hiện tại thì những sàn DEX phải trải qua nhiều sự kiện trong quá khứ. Chúng ta hãy cùng điểm lại 7 sự kiện nổi bật nhé.

Trong vòng chưa đầy một thập kỷ, các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) đã đi từ ý tưởng trên giấy đến khi chính thức vận hành và trở thành nguồn tiền không thể thiếu của các hệ sinh thái blockchain. Sự bùng nổ của DeFi vào năm 2020 đã khiến nhiều người nhận ra tầm quan trọng của các giao dịch trên chuỗi và nhiều dự án phát triển theo hướng DeFi hơn.

Chúng ta có thể xem xét mô hình DEX hiện tại sẽ thấy có 3 nhánh chính. Mô hình Orderbook giải quyết vấn đề chậm giao dịch trên chuỗi dưới hình thức lưu ký ngoài chuỗi và khớp giao dịch. Mô hình nhà tạo lập thị trường tự động (AMM) chiếm hơn phân nửa thị trường bởi mức lợi suất hấp dẫn của thuật toán cung cấp. Mô hình DEX tổng hợp là một điểm mới theo xu hướng tăng phí Gas, mở rộng đa chuỗi và chuỗi chéo của Ethereum.

Hãy cùng nhìn lại 7 sự kiện quan trọng đã diễn ra từ năm 2014 đến nay, để xem các sàn DEX thay đổi như thế nào từ định hướng công nghệ, cách thức hoạt động và cán cân thị trường đã luân chuyển ra sao.

1. Knock Knock, giao thức Counterparty mở đầu tất cả

Giấc mơ sàn DEX úp mở vào năm 2014. Counterparty là giao thức đầu tiên tham gia vào trao đổi phi tập trung. Họ đã hiện thực hóa bằng cách sử dụng blockchain và tạo ra token riêng, gambling và các giao dịch trên chuỗi dựa trên Bitcoin.

Khi Ali công khai "cuộc chiến" ở Mỹ vào năm đó, sự đốt tiền của Didi và Kuai, lúc mà WeChat chưa nổi tiếng và ít người sử dụng thanh toán thông qua WeChat thì các khái niệm về giao dịch trên sàn phi tập trung vẫn còn mơ hồ. Mặc dù vậy, Counterpaty đã đánh dấu cột mốc lịch sử đối với Ethereum khi trở thành dự án tiên phong về công nghệ của các giao dịch trên chuỗi.

Lúc đó bạn có thể sử dụng Counterpaty để đặt cược cho những trận đấu FIFA World Cup tại Brazil, thêm một tính năng thú vị là tất cả các token Counterparty có thể giao dịch được trên một DEX dựa trên mạng Bitcoin.

Counterparty Protocol đã mở ra cánh cửa cho mô hình giao dịch trên chuỗi với sự đổi mới về công nghệ.

2. Từ người dùng đến hợp đồng: khám phá mô hình order book trên chuỗi

Khi giao dịch trên chuỗi được xác nhận là hợp lệ, các sàn DEX nghiên cứu về phương pháp order book được các sàn giao dịch thường xuyên sử dụng. Sự mở rộng điên cuồng của Internet dẫn đến một mô hình gây quỹ phi tập trung mới đã tạo nên một làn sóng gọi vốn vào năm 2017 chỉ cần vài trang giấy trong whitepaper của họ. Đó là hình thức gọi vốn ICO, mức độ phổ biến của thị trường đã tăng lên, một mùa gọi vốn sôi động đã diễn ra.

Sau đó thị trường hạ nhiệt, nhưng giao dịch phi tập trung vẫn tiếp tục phát triển. Từ IDEX, EtherDelta đến 0x Protocol triển khai mô hình giao dịch tài chính truyền thống dưới dạng order book trên chuỗi.

Đầu tiên hãy nói về IDEX, họ đã tối ưu hóa từ Counterparty Protocol trên Ethereum. Các đơn đặt hàng ngoài chuỗi được gộp lại và chuyển đến mạng chính Ethereum. Mô hình trao đổi không giám sát này với một tổ chức trung tâm thực sự làm suy yếu mức độ phân quyền.

EtherDelta và 0x Protocol nhận thấy logic của việc thanh toán trên chuỗi và sổ đặt hàng ngoài chuỗi và phát triển theo nó.

Khi EtherDelta chiếm gần 40% các giao dịch DEX trên Ethereum thì những điều không hay diễn ra đối với sàn DEX. Thời điểm đó hai tin tặc đã đánh cắp gần 1,4 triệu USD từ người dùng EtherDelta bằng cách sửa đổi cài đặt tên miền. Cho đến năm 2021, chính phủ Hoa Kỳ vẫn đang thu thập thông tin từ các nạn nhân của các cuộc tấn công đó.

Hàng loạt cuộc tấn công của hacker đã diễn ra trong quá khứ. EtherDelta dần mất người dùng và khối lượng giao dịch giảm mạnh và cuối cùng trở thành sản phẩm thử nghiệm của SEC (Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ) đối với luật giao dịch DEX phi tập trung phi thực tế.

Trên thị trường thanh khoản thấp, mô hình sổ lệnh không thể phát huy thế mạnh của mình. Thị trường DeFi trải qua thời kỳ khá trầm lắng, các giao thức DEX xây dựng theo tầm nhìn của Vitalik theo công thức x + y = k với mô hình như sau:

3. Cột mốc đầu tiên của AMM, Uniswap chính thức ra mắt

Tháng 8/2018, đánh dấu dự thay đổi xu hướng của sàn DEX. Mở đầu với Bancor Protocol, họ là một trong những dự án tiên phong mặc dù cải thiện được tính thanh khoản nhưng chưa thu hút số lượng lớn người dùng. Bancor thời điểm ấy khá nổi tiếng bởi nhiều sàn DEX cung cấp lợi suất thấp, thanh khoản thấp và độ trượt giá cao.

Uniswap đã sửa lại tất cả khi kết hợp khả năng mạnh mẽ của AMM.

Tháng 11/2018 phiên bản đầu tiên của Uniswap chính thức hoạt động trên Ethereum. Họ thiết lập khái niệm nhóm thanh khoản và nhà tạo lập thị trường trên mô hình từ người dùng đến hợp đồng. Uniswap hoạt động tương tự như Bancor như chi phí giao dịch rẻ hơn đáng kể.

Đến tháng 2/2019, Uniswap chính thức vượt mặt Bancor, chiếm lĩnh vị trí cao với lượng giao dịch tăng đáng kể. Họ áp dụng thuật toán x*y = k trở thành một bước ngoặt trong thị trường DEX.

Tháng 5/2019, dự án mới nổi mang tên dYdX bắt đầu xây dựng hệ thống giao dịch dựa trên order book, giúp khớp lệnh giao dịch đòn bẩy, đồng thời giảm chi phí swap và tăng tốc độ giao dịch thông qua StarkEx và dYdX dần chiếm lĩnh thị trường phái sinh.

4. Cuộc chiến thanh khoản diễn ra trên twitter

Dịch Covid-19 bắt đầu bùng trên toàn cầu vào tháng 3/2020 làm giá thị trường tiền điện tử giảm sâu, giá ETH mất hơn 30% trong vòng 24H. Thời điểm đó UMA và Compound khởi động chiến dịch DeFi Summer, Yearn Finance được ra mắt vào tháng 7 và Andre Cronje phân phối YFI token cho cộng đồng Yearn thông qua khai thác thanh khoản. Mô hình này nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng đồng DeFi, TVL được khóa vượt 600 triệu USD, thị trường DeFi tăng một cách chóng mặt. Nhiều token DeFi đạt mức ATH mới và người dùng bị thu hút bởi những phần thưởng hấp dẫn đó.

Tại thời điểm này, Larry Cermak có thể không tưởng tượng được rằng anh ấy sẽ trở thành Chen Kaige trong giới tiền điện tử và mỗi lần tweet như một lần cung cấp thanh khoản của DEX.

Anh hình dung điều gì sẽ xảy ra nếu một đợt fork của Uniswap có thể thêm một token phân bổ 90% nguồn cung.

Hai ngày sau nhiều người nổi tiếng trong giới DeFi cũng lên tiếng như Cheif Nomi nói về Sushiswap vậy.

Người dùng cần cung cấp thanh khoản cho Uniswap để nhận phần thưởng là 0,3% phí giao dịch. Trong khi Sushiswap sẽ chuyển 0,25% phí cho LP và 0,05% cho những holder SUSHI. Việc phân phối phần thưởng chặt chẽ đã giữ chân người dùng và giúp cho cộng đồng ngày càng phát triển.

Sau đó Chef Nomi đã bán hết SUSHI token mình nắm giữ và thu về 14 triệu USD, ông nói rằng mình không "bỏ trốn" mà tập trung để phát triển những nền tảng mới.

Ngày 9/9 đánh dấu việc Sushiswap tách ra khỏi Uniswap để trở thành một sàn giao dịch phi tập trung độc lập.

Uniswap phát hành hơn 1,5 tỷ UNI token ra cộng đồng vào ngày 17/9, từ đó giành lại vị thế trên đường đua.

Đây được xem như cuộc chiến giành quyền lực và thị phần trong thế giới DeFi. Nguồn tiền sẽ đổ về nền tảng nào mạnh hơn. Sushiswap được xem như "bản sao" của Uniswap nhưng dần trở thành một biểu tượng sức mạnh và sở hữu cộng đồng to lớn. Mã nguồn mở có thể dễ dàng sao chép nhưng sự công nhận của cộng đồng thì không.

5. Nhiều logic thuật toán ra đời, liệu nó có khả thi?

Dù đó là Bancor, dự án tiên phong AMM hay Uniswap V2, đại diện của CFMM, Balancer, Curve hay gần đây là DODO thì họ đều phát triển những thuật toán mới dựa trên AMM để phát triển hướng đi mới cho riêng mình.

Khối lượng giao dịch của Bancor khá thấp từ khi Uniswap nổi lên nhưng họ bắt đầu củng cố và trở lại cuộc đua bằng phiên bản Bancor V2. Đây là mô hình cung cấp BNT thông qua AMM, giúp cho tính thanh khoản và khối lượng giao dịch của họ tăng lên từ thời điểm đó.

Đến lượt Balancer trình làng cơ chế nhóm hướng dẫn thanh khoản dựa trên thuật toán hàm không đổi. Họ đem lại sự ổn định giá, một cơ chế tốt hơn Uniswap. 

Sang năm 2020 có rất nhiều dự án DeFi được ra mắt và trong đó có Curve, một ông lớn thật sự kể từ khi trình làng. Dự án liên tục giữ vững top 1 TVL mà khó dự án nào vượt qua được.

Tiếp theo đến DODO được ra mắt vào tháng 8/2020, tạo ra thuật toán PMM dùng để điều chỉnh đường cong định giá. Các tham số DODO sử dụng đơn giản nhưng mang lại hiệu quả về việc sử dụng vốn và giảm độ trượt giá khi giao dịch và tổn thất tạm thời (IL). Đến tháng 3/2021, DODO ra mắt phiên bản V2 thông qua việc ra mắt DODO Private Pools (DPP), từ đó cung cấp các công cụ tạo lập thị trường và công cụ quản lý thanh khoản cho các giao thức khác trong tương lai.

Pancakeswap ra mắt vào tháng 9/2020, đây là một dự án của Binance và hoạt động trên BSC. Những sản phẩm mà Pancakeswap cung cấp gồm: swap token, mở bán IFO, NFT Marketplace,… 

Tên được đặt tương tự Sushiswap, dựa vào những biểu tượng và tên gọi thú vị để tạo sức hút cho cộng đồng.

Một loạt các sàn DEX dựa trên thực phẩm đã tăng sự kích thích cho người dùng, dần trở thành hình ảnh thương hiệu, niềm tin và lối sống không thể bỏ qua. Họ bắt đầu từ đặc điểm nhận dạng thương hiệu, nhanh chóng thu hút người dùng và tăng khối lượng giao dịch nhanh chóng.

6. Công cụ DEX tổng hợp nắm bắt giá trị người dùng

Sự cạnh tranh trên thị trường DEX ngày càng trở nên gay gắt hơn,  môi trường phức tạp khiến các nhà giao dịch khó nắm bắt giá và đặt lệnh chênh lệch giá. Các DEX với công cụ tổng hợp cốt lõi giúp khớp một giao dịch nhanh chóng với mức giá cố định.

1inch ra mắt phiên bản V2 vào tháng 12/2020 mang lại trải nghiệm người dùng front-end, mở ra mô hình quản trị tức thời.

Mục tiêu cuối cùng của công cụ tổng hợp DEX là nắm bắt giá trị của người dùng. Không giống như mô hình AMM, các nhà giao dịch tương tác với DEX gián tiếp thông qua các bộ tổng hợp. Các AMM sẽ cung cấp chi phí thấp nhất để giữ chân người dùng.

7. Dự án nào dẫn đầu làn sóng DeFi tiếp theo

Khối lượng giao dịch hàng tháng của Uniswap đã tăng từ 169 triệu USD vào tháng 4/2020 lên hơn 15 tỷ USD vào tháng 9/2020, tăng gần 100 lần. DeFi TVL đã tăng từ 800 triệu USD vào tháng 4 lên 10 tỷ USD vào tháng 9, tăng hơn 10 lần.
(Có hình)

AMM tạo thị trường tích cực trên chuỗi đã trở thành một xu hướng mới và thiết kế thanh khoản mới đã trở thành trọng tâm của bản cập nhật phiên bản DEX.
Những dự án mới sẽ hướng đến hai mục tiêu chính là hiệu quả sử dụng vốn và trải nghiệm người dùng.

Osmosis, một chuỗi ứng dụng độc lập dựa trên mô hình của Balancer và Cosmos SDK, cũng là một sàn DEX. Dự án giới thiệu cơ chế "Superfluid Staking" cho phép holder OSMO sử dụng token để stake và đồng thời cung cấp thanh khoản (tối đa hóa lợi nhuận). Chức năng này không khả thi trên Ethereum. 

"Nhu cầu về loại hình dịch vụ này đã xuất hiện một thời gian, nhưng rất ít nền tảng cung cấp cho người dùng. Gần đây 1inch thông báo sẽ triển khai chức năng trao đổi P2P."

Công nghệ DEX vẫn còn non trẻ và một số sai sót vẫn còn tồn tại. Chúng ta hãy cùng đón chờ làn sóng DeFi tiếp theo.

Lưu ý: Đây không phải là lời khuyên đầu tư, Thecoindesk chỉ đưa ra những thông tin xung quanh dự án, bạn phải chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra!

Có thể bạn quan tâm

Mục lục