Tin nóng ⇢

NFTs Rebundle Music là gì và giá trị của nó thế nào?

Trong tương lai NFT được sử dụng cho các sự kiện tương tác với người hâm mộ trực tuyến.

Theo ông Kyle Samani, Co-founder của Multicoin Capital, các hãn thu âm bao gồm ba điều sau:

1. Chia sẻ rủi ro: Công ty thu âm là đơn vị đầu tư mạo hiểm sớm nhất cho các nghệ sĩ. Phần lớn các khoản đầu tư này không mang lại lợi nhuận trước mắt. Công ty sẽ đi cùng với nghệ sĩ trong suốt thời gian dài trước khi gặt hái được thành quả.

2. Tiếp thị: Internet là "cánh cổng vàng" khi kết hợp giữa quảng cáo trực tuyến và phân phối bên ngoài. Các hãng thu âm đóng một vai trò quan trọng trong việc quảng bá nghệ sĩ, họ sẽ lựa chọn thêm phương thức thay vì những cách quảng cáo truyền thống như TV, radio, poster,…

3. Phân phối: Các công ty sẽ giới thiệu nghệ sĩ cho nhiều chương trình khách nhau. Trong 3 điều trên, có lẽ phân phối là quan trọng nhất bởi nó là bước cuối cùng giúp các nghệ sĩ trẻ bước ra ánh sáng.

Mối quan hệ giữa các công ty truyền thông và nghệ sĩ ngày càng xa cách, bởi nhiều người nhận ra doanh thu của mình phải chia khá nhiều cho công ty và họ không đồng ý việc đó. Nhiều nghệ sĩ đã tìm đến ứng dụng phát trực tuyến như một công cụ dẫn đầu trong việc khám phá thương hiệu bản thân và sẽ kiếm tiền từ sản phẩm âm nhạc của mình thông qua những buổi trình diễn "online".

Một điều đáng quan tâm là một số hãng thu âm đang chiếm phần lớn doanh thu từ phát trực tuyến. Chúng ta sẽ thấy sự không hòa hợp giữa hai bên ngày càng tăng lên.

NFT được sử dụng cho các sự kiện tương tác với người hâm mộ

Nhiều DJ như Steve Aoki đang kết hợp NFT vào văn hóa người hâm mộ (fan-culture) trong chương trình biểu diễn và hợp tác với các nghệ sĩ khác để phát hành album.

Kanye West đang thực hiện một cuộc đấu tranh, anh tung ra album "Donda 2" nhưng chỉ phát hành qua các thiết bị độc quyền. Kanye West cho biết "Ngày nay, các nghệ sĩ chỉ nhận được 12% doanh thu. Đến lúc để âm nhạc phát hành tự do."

Việc mã hóa âm nhạc có thể ảnh hưởng đến cả ba dịch vụ:

1. Nghệ sĩ tự mã hóa sản phẩm của mình như NFT âm nhạc thông qua các social tokens để tìm kiếm những người hâm mộ thực sự của mình. Điều này mang lại kinh tế tốt hơn cho nghệ sĩ khi họ không phụ thuộc vào bất cứ ai.

2. NFT âm  nhạc hoặc social token sẽ mở ra không gian kết nối rộng lớn giữa nghệ sĩ và người hâm mộ thông qua các buổi biểu diễn, buổi giao lưu, cộng tác sáng tạo,… Trong tương lai mảng nghệ sĩ tiểu thuyết, nghệ sĩ diễn xiếc cũng sẽ được mã hóa.

3. Với sự phát triển của xu hướng Web3.0 sẽ mang lại cái nhìn minh bạch về việc phát trực tiếp, giao dịch bản thu âm,…

Trong hơn nửa năm qua, thuật ngữ "NFT âm nhạc" trở nên phổ biến hơn trong cộng đồng tiền điện tử. Ít nhất 1-2 công ty khởi nghiệp ra mắt gần đây đang cố gắng tìm ra cách áp dụng NFT để giúp các nhạc sĩ kiếm tiền hiệu quả hơn.

Chung quy lại chúng ta có thể gọi là Music VC DAO, một VC DAO gồm nhiều phần như sau:

1. Chia sẻ rủi ro

Trở thành một VC truyền thống thật khó bởi thế giới chuyển động theo những cách không thể đoán trước. Một dự án tốt chưa chắc về sau này nó vẫn tốt, còn một bài hát được xem là hay khi công chúng yêu thích nó. Sự tăng trưởng bùng nổ của NFT trong năm qua có thể có một định nghĩa khác là "mọi người muốn đầu tư vào văn hóa".

Âm nhạc xưa nay được xem như phương tiện sáng tạo có ý nghĩa văn hóa nhất và ít sinh lời nhất. Người hâm mộ có thể tin tưởng đầu tư vào một nghệ sĩ chưa thành công và chờ đợi điều đó sẽ đến. Thế hệ người quản lý âm nhạc tiếp theo sẽ không phải là giám đốc điều hành làm việc tại các hãng thu âm mà chính là những người hâm mộ nhiệt thành.

Khi đầu tư như thế thì người hâm mộ phải chịu được rủi ro. Các mô hình chia sẻ rủi ro sẽ cung cấp nền tảng tạo ra xu thế Music VC DAO. Nhiều nhóm phát triển đã thành lập quỹ trong lĩnh vực âm nhạc này và được dự báo sẽ xuất hiện thêm nhiều trong những năm tới.

2. Tương tác với người hâm mộ

Những năm từ 1950 đến khoảng năm 2000, mối quan hệ giữa nhạc sĩ và người hâm mộ hầu như chỉ là một chiều và ngày nay Internet đã thay đổi điều đó. Tương lai sau này của nghệ sĩ cũng phụ thuộc nhiều vào Internet.

Doanh thu của những công ty thu âm thường gắn với tên tuổi của những nghệ sĩ nổi tiếng nên họ cũng có ít động lực để giúp đỡ những nghệ sĩ trẻ phát triển. Bản chất của người lãnh đạo là phải hiểu sâu sắc nhu cầu âm nhạc từng giai đoạn thị trường để tìm kiếm những nghệ sĩ phù hợp với công ty của mình.

Hãy chờ đợi khi xu hướng NFT lan tỏa ra toàn cầu thì hàng loại các ứng dụng trò chuyện giống Discord, Twitter sẽ tiếp cận được cá nhân hóa dựa trên các hoạt động trên blockchain.

3. Phát hành

Hiện nay chúng ta thấy Spotify, Apple và Youtube đang thống trị mảng phân phối âm nhạc. Các tập đoàn lớn luôn cố gắng mở rộng thì trường và tăng doanh thu cố định hằng năm của mình. Họ dần áp dụng các dịch vụ phân phối tích hợp các hợp đồng thông minh để tương tác với người hâm mộ.

Một số công ty khởi nghiệp cố gắng đánh lừa các hãng thu âm. Ban đầu họ sẽ tuân thủ hợp đồng nhưng đến một giai đoạn họ sẽ hoạt động ngoài hợp đồng đó hoặc ngừng ký kết với hãng thu âm để tự mình hoạt động.

Mọi người đều thấy sự thay đổi của thị trường thông qua quá trình chuyển đổi từ đĩa CD sang iTunes và từ iTunes sang các gói phát trực tuyến không giới hạn của Spotify.

Trong những năm tới chúng ta kỳ vọng một sản phẩm tích hợp giữa trải nghiệm người dùng và các công cụ chia sẻ rủi ro cung như tương tác với người hâm mộ. Mỗi lớp sẽ yêu cầu tích hợp sản phẩm chặt chẽ với lớp khác.

Lưu ý: Đây không phải là lời khuyên đầu tư, Thecoindesk chỉ đưa ra những thông tin xung quanh dự án, bạn phải chịu trách nhiệm trước những quyết định mình đưa ra!

Có thể bạn quan tâm

Mục lục