Tin nóng ⇢

Nên làm gì khi FED tăng mạnh lãi suất để kiềm chế lạm phát?

Chỉ số lạm phát của Mỹ hiện cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây: 8,5%, thì việc áp dụng tăng lãi suất đang bị chậm, do đó sẽ xảy ra những đợt tăng lãi suất gấp rút trong khoảng thời gian ngắn ⇒ Thị trường tài chính sẽ gặp nhiều áp lực.

FED tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát

Trong một phát biểu tại cuộc họp với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức vào ngày 21/04/2022 Chủ tịch FED Jerome Powell tuyên bố: “ Trong cuộc họp tháng 5, mức tăng lãi suất 50 điểm cơ bản có thể xảy ra”.

Chỉ số lạm phát của Mỹ hiện cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây: 8,5%, thì việc áp dụng tăng lãi suất đang bị chậm, do đó sẽ xảy ra những đợt tăng lãi suất gấp rút trong khoảng thời gian ngắn ⇒ Thị trường tài chính sẽ gặp nhiều áp lực.

Giá dầu hiện đang ở mức cao càng củng cố luận điểm này (ảnh hưởng lớn tới lạm phát và nền kinh tế) trong hoàn cảnh Nga và Ukraine tiếp tục leo thang căng thẳng.

Bên cạnh giá dầu, giá cả toàn bộ các hàng hoá cơ bản cũng tăng theo ⇒ Chỉ số GNX (Bloomberg GSCI) đã chạm mốc cao nhất (đã từng đạt được vào cuộc khủng hoảng năm 2008).

Khá nhiều dự đoán về con số tăng lãi suất thêm 0.5% và dường như con số này là khá chắc chắn sẽ được ấn định trong cuộc họp tháng 05/2022 tới, tuy nhiên vẫn có những dự đoán về con số 0.75% (và tất nhiên đây là điều rất tệ).

Bên cạnh việc tăng lãi suất, FED cũng lên kế hoạch thu hẹp bảng cân đối kế toán trong thời gian tới ⇒ Thắt chặt thanh khoản thị trường tiền tệ.

Thường dưới tình hình kinh tế bất ổn, mọi người có nhu cầu chuyển tài sản đầu tư về tài sản trú ấn như Vàng nhưng dưới tình trạng thắt chặt thanh khoản thì ngay cả Vàng cũng sẽ giảm giá ⇒ Điều này cho thấy việc thắt chặt thanh khoản chính là công cụ để luân chuyển giá trị và phòng ngừa rủi ro bất ổn. Và trong bối cảnh BTC được áp dụng bởi nhiều quỹ đầu tư trên thị trường tài chính truyền thống, thì nó cũng chung cảnh ngộ với Vàng (dù cho BTC thực hiện rất tốt vai trò như một công cụ luôn chuyển giá trị (đặc biệt đối với người dân Ukraine lúc này) và phòng chống lạm phát).

Tình hình kinh tế vẫn sẽ phải đối diện với khó khăn 

Theo báo cáo từ US Bureau of Labor, tình hình kinh tế nước Mỹ theo GDP Q1 2022 của nước này giảm 1.4% so với cùng kỳ.

Nước Mỹ trải qua 4 đợt tăng trưởng kinh tế ở mức âm trong vòng hơn 20 năm trở lại đây.

Tuy nhiên, thị trường chứng khoán Mỹ (S&P 500) chỉ có 2 lần sụt giảm mạnh của trong một khoảng thời gian dài (khoảng 3 năm) vào giai đoạn bong bóng Dotcom năm 2000 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008. Và trong 2 đợt suy thoái này chúng ta lại không thấy FED thắt chặt thanh khoản bằng việc tăng lãi suất mà ngược lại.

FED cũng có các biện pháp tăng lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán vào năm 2017 – 2019, nhưng cổ phiếu Mỹ vẫn tăng trưởng. Vậy tại sao năm 2022 điều đó lại khó xảy ra bởi vì quy mô của bây giờ khác với trước đây rất nhiều.

Trong hoàn cảnh nhiều dự đoán về một đợt suy thoái kinh tế trong năm 2023 – 2024 cộng với tình trạng thắt chặt thanh khoản (tăng lãi suất + thu hẹp bảng cân đối kế toán). Điều này sẽ khiến cho thị trường chứng khoán khó bùng nổ trong giai đoạn này.

Kinh tế toàn cầu chậm lại trong năm 2023 theo dự báo từ World Bank

Với sự chấp nhận càng ngày càng rộng rãi của Crypto trong thị trường tài chính thì nó cũng sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực theo. Dẫn đến các đồng có vốn hoá lớn như BTC, ETH,… khó lòng có thể tăng mạnh trong giai đoạn tới.

Các nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro trong danh mục đầu tư

Giảm thiểu rủi ro trong danh mục đầu tư (Risk off) được nhiều nhà đầu tư trên thị trường tài chính quan tâm trong thời gian gần đây khi thị trường có quá nhiều điều không chắc chắn và sự giảm điểm của nhiều thị trường chứng khoán trên toàn cầu đã nói lên điều đó.

Đường cong lợi suất trái phiếu Mỹ (Yield Curve) đi ngang ⇒ Xu hướng bán tháo trái phiếu ngắn hạn diễn ra ⇒ Dấu hiệu cho thấy các nhà đầu tư lớn tin tưởng vào việc tăng lãi suất mạnh của FED.

Có vài dự báo cho rằng nhà đầu tư tin vào kịch bản FED sẽ tăng 4 lần lãi suất 0,5% trong các kỳ họp tiếp theo, tăng khoảng 3% vào năm 2023 ⇒ Nếu có thêm sự kiện nào khiến FED phải tăng mạnh hơn nữa thì tình hình thị trường lúc đó sẽ khá căng thẳng.

Tình hình tương tự trong thị trường Crypto, khi thấy được xu hướng rút tiền khỏi các quỹ được diễn ra từ đầu tháng 4 chủ yếu là BTC và ETH.

Đợt rút này giống với thời điểm vào đầu năm 2022 trước các thông tin về việc FED tăng lãi suất lần đầu kể từ khi thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ.

Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ trong đợt đầu năm 2022, giá BTC giảm trước các thông tin về tăng lãi suất nhưng sau đó lại tăng trở lại khi thông tin chính thức được đưa ra. Đây có thể là thị trường đang phản ứng quá tiêu cực hoặc chiêu trò làm giá của các “whale".

Crypto vẫn lạc quan trong thị trường ảm đạm

Thị trường Spot thì đang khá là ảm đạm nhưng các dự án vẫn đang hoạt động rất mạnh mẽ, trong Q1 năm 2022 số tiền huy động đã lên tới 15 tỷ đô. Con số này so với 10,5 tỷ đô của Q4/2021 và 33 tỷ đô cả năm 2021 thì đây là một sự tăng trưởng khá mạnh mẽ. Điều này cho thấy các Builder vẫn rót tiền mạnh vào thị trường này và mùa đông Crypto như mọi người đồn đại như 2018-2019 sẽ khó xuất hiện.

Theo thống kê từ Coinmarketcap, ở thị trường NFT, vốn hoá của thị trường NFT 30 ngày gần đây đã tăng trưởng 127.65%. Và NFT đang là chủ đề được bàn luận rất nhiều kể từ cuối năm 2021 trở lại đây. Thị trường NFT hiện tại vẫn đang rất nóng đặc biệt là ở Solana và Ethereum.

Ứng dụng của Crypto đưa vào đời sống ngày càng được đẩy mạnh nhiều hơn, ví dụ Goldman Sachs cho phép người dùng thế chấp BTC để vay tiền. Elon Musk sử dụng DOGE để giải quyết tình trạng spam trên Twitter, hay FIFA hợp tác với Algorand,..

Phân bổ danh mục đầu tư như thế nào trong tình hình hiện tại?

Trước khi chia sẻ thì đây là chiến lược và định hướng cá nhân và hoàn toàn không phải lời khuyên đầu tư, mọi người nên tuỳ theo vị thế để cân đối có một danh mục phù hợp.

  • Nắm giữ tỷ trọng Stable cao, quan sát thị trường và DCA khi cần thiết.
  • Tích luỹ Coin Top, Blockchain nền tảng. Tìm hiểu các cơ hội Farming Layer2, khả năng xảy ra cuộc chiến reward giữa các Layer 2 sắp diễn ra.
  • Hạn chế chốt lỗ các coin đã mua, bởi vì các dự án vẫn đang hoạt động rất mạnh mẽ, rất có thể đây đang là giai đoạn tích luỹ. Đối với những coin tốt, tiềm năng thì đây không phải là thời điểm để ra hàng.
  • Follow các Trend ngắn hạn, Fast Money. Hiện tại đang có Move-to-earn. Anh em Thecoindesk đã chia sẻ và tổ chức hội thảo về nó rất nhiều. Và chú ý thêm về thị trường NFT vẫn đang hot trên Solana và Ethereum.

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Mục lục