Tin nóng ⇢

Liệu DeFi có đang trải qua một cuộc đại suy thoái? Hay đây chỉ là giai đoạn tái cơ cấu cho 1 bước tiến dài hơn

Tất nhiên là không. Ngay cả những người ủng hộ DeFi lâu năm như chúng tôi cũng đã phải thừa nhận mức giảm 75% khổng lồ trong giá trị của các token DeFi kể từ mức cao nhất vào tháng 5 năm 2021. Và sau đó là chuyển sự quan tâm sang NFT, DAO và game – là những thứ đang làm lu mờ làn sóng DeFi mà dường như đang bị lãng quên dần.

Chúng ta hãy cùng xem qua hai khía cạnh. Cơ sở người dùng trong ngành và quy mô thị trường tổng thể đã tiếp tục phát triển nhờ sự mở rộng đa kênh vào năm ngoái. Một số dự án đầy hứa hẹn đã ra đời từ làn sóng DeFi 2.0 – cũng như có rất nhiều options protocol đang cố gắng tìm cách để cứu vãng tình thế. Nhưng phần lớn trong số này đã không đáp ứng lại những kỳ vọng cao ngất ngưởng bởi do thành công của DeFi Summer đặt ra. Và thật khó để chỉ ra một sự đổi mới lớn trong DeFi vào năm 2021 có thể so sánh với những sự kiện như ra mắt Uniswap (tháng 11 năm 2018), Synthetix (tháng 1 năm 2019), MakerDAO multi-collateral DAI (tháng 11 năm 2019), Curve (tháng 1 năm 2020), COMP farming (tháng 6 năm 2020), hoặc phân phối quản trị YFI (tháng 7 năm 2020).

Có phải còn quá sớm để đánh giá thành công của năm 2021 hay chúng ta đã được chứng kiến sự bắt đầu của những bước đột phá trong DeFi?

2021: Một sự phản ánh

Covid-19 đã bóp méo khái niệm của chúng ta về thời gian; hai năm qua đôi lúc dường như đã dồn nén hết lại trong tâm trí chúng tôi. Và đối với crypto, năm 2021 tựa như thời điểm vào một đêm khuya lúc mà bạn đang có khoảng thời gian tuyệt vời trong ngày, nhưng bạn sẽ không hề nhớ nó vào buổi sáng hôm sau.

Chắc chắn có rất nhiều sự phóng đại và các hoạt động vào năm 2021, nhưng điều đó một phần lớn là do sự quan tâm ngày càng cao của thị trường – không phải do sự đổi mới.

dYdX thực sự là một dự án thuộc làn sóng DeFi thế hệ đầu tiên, nhưng lại xuất hiện muộn màng trong bữa tiệc token. Rõ ràng lần ra mắt token của Convex là thành công nhất trong năm; sự đổi mới của nó đến từ việc chiến thắng những cuộc Curve war (cuộc chiến về việc tranh giành nguồn thanh khoản Stablecoin khổng lồ từ Curve Finance), mà Yearn đã khơi mào vào mùa thu năm 2020. Tokemak là một sự lặp lại khác về dòng thanh khoản được mã hóa và một số người thậm chí còn cho rằng chúng ta đang ở thời kỳ hoàng kim của Ponzi-nomics.

Nhắc mới nhớ, OHM đã gây được tiếng vang lớn nhất trong năm 2021. OHM, cùng với Tribe, Reflexer và Frax (ra mắt vào tháng 12 năm 2020), tất cả đều sử dụng protocol-controlled value (PCV – Giá trị được kiểm soát bởi giao thức), giống việc nếu Maker có thể quản lý và kiếm được lợi nhuận từ tài sản thế chấp đang hỗ trợ DAI. Alchemix là giao thức DeFi 2.0 cổ điển vì sự tồn tại của nó phụ thuộc vào các giao thức cơ bản khác.

Tiếp nối sau đó là các hợp đồng quyền chọn (options) và các dự án phái sinh (derivatives), như Ribbon và Dopex. Đây được coi là bước hợp lý tiếp theo trong hành trình DeFi, khi hệ thống từng bước leo lên nấc thang tài chính đầy phức tạp. Rất nhiều tiền đã được ném vào các giao thức quyền chọn và phái sinh DeFi theo kiểu nguyên gốc, nhưng chưa có giao thức nào thoát ra và tìm thấy sản phẩm thật sự phù hợp với thị trường.

DeFi: Cuộc cách mạng thanh khoản

Chỉ một năm trước, chúng tôi đã viết về điều khiến DeFi trở nên đặc biệt. Đó là mọi người dùng đều có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản:

Trong thị trường truyền thống, bạn mua và giữ tài sản và hy vọng tài sản tăng giá. Bạn có thể sở hữu một số tiền trong tài khoản ngân hàng có tạo ra lợi nhuận, nhưng phần lớn, tài sản mà bạn có không thật sự là "đang hoạt động".

Trong DeFi, điều này hoàn toàn khác. Tìm hiểu nội dung chỉ là bước đầu tiên. Bất kỳ nhà đầu tư nào cũng có thể trở thành nhà cung cấp thanh khoản bằng cách ký gửi các tài sản này vào một hợp đồng thông minh nơi chúng được “làm việc” để kiếm thêm lợi nhuận.

Gần đây mọi người dường như đang tập trung vào hiệu quả sử dụng vốn, và sự tinh vi phức tạp của các sản phẩm tài chính đã bỏ qua tầm quan trọng của việc điều chỉnh các sản phẩm cho phù hợp với tư duy của các holder. Uniswap v3 có lẽ là ví dụ điển hình nhất về điều này. Đó là hiệu quả sử dụng vốn ở mức tốt nhất và cho đến nay là DEX lớn nhất tính theo khối lượng giao dịch mỗi ngày. Nhưng nó ngày càng bị chi phối bởi các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp – và có rất ít tính thanh khoản thụ động (hoặc không chuyên nghiệp).

Điều này có thể được giải quyết trên con đường hoàn thiện các sản phẩm mà được xây dựng trên Uniswap v3 mà hướng nhiều hơn đến nhà cung cấp thanh khoản thụ động. Nhưng hiện tại, nó vẫn có vẻ là một sàn giao dịch còn mới cho các nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp.

Việc loại bỏ tính thanh khoản thụ động không hoàn toàn đúng với toàn bộ DeFi. Curve và làn sóng tokenomics của Convex và Tokemak được cho là sự tiếp nối của việc đáp ứng nhu cầu thanh khoản thụ động, chỉ ở cấp độ giao thức. Trong khi đó, các giao thức quyền chọn hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho việc tiếp xúc với từng token độc lập – đây được xem một ưu đãi tuyệt vời cho nhà cung cấp thanh khoản thụ động, nhưng những giao thức này chưa thực sự bắt kịp được – có lẽ vì sự phức tạp hoặc thách thức trong việc kết hợp cả hai khía cạnh này của thị trường.

Đổi mới cấu trúc thị trường

Các nhà giao dịch phức tạp đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ra các cơ hội thanh khoản thụ động cho người dùng DeFi. Từ năm 2018 đến năm 2020, các bot thanh lý và chênh lệch giá mới được xây dựng cho phép người dùng DeFi thông thường kiếm được lợi nhuận trên Compound hoặc Uniswap. Các bot này cuối cùng đã bắt đầu cạnh tranh trong các cuộc đấu giá gas ưu tiên (PGAs) để thực hiện các giao dịch chênh lệch giá và thanh lý của chúng.

Bây giờ, chúng tôi gọi trò chơi này là MEV (miner extractable value – giá trị lợi nhuận có thể chiết xuất từ việc sắp xếp lại và kiểm duyệt các giao dịch blockchain), có vẻ như vừa là một vấn đề tồn tại đối với các blockchains, vừa là sản phẩm tối tân đi trước thời đại cho giao dịch điện tử. Phần lớn câu chuyện của Phố Wall trong 30 năm qua là về sự tiến bộ không ngừng của giao dịch điện tử; ngay cả các sản phẩm định hướng bán lẻ như Robinhood hoặc Roboadvisors cũng là hậu duệ của những đổi mới bắt đầu từ những năm 1970 thời điểm mà giao dịch cổ phiếu được thực hiện trên các thiết bị điện tử. Đỉnh cao của cuộc cách mạng giao dịch điện tử là các công ty HFT, tự coi mình là các lập trình viên nhiều hơn là nhà tài chính. Và bây giờ, tất cả các công ty HFT lớn đang chú ý đến DeFi như một thị trường tăng trưởng. Cuối cùng là Citadel, giám đốc điều hành Ken Griffin của nó là một người hoài nghi về tiền điện tử, nhưng thậm chí ông ấy đã phất cờ trắng vào cuối năm ngoái, với khoản đầu tư $1.2 tỷ đô la của Sequoia và Paradigm vào Citadel.

Vì vậy, đối với tất cả các hoạt động MEV vào năm 2021 – từ crypto native như Flashbots đến của các công ty TradFi HFT như Jump hoặc HRT – bây giờ chúng ta có thể chỉ nhìn thấy sự khởi đầu của một cấu trúc thị trường mới mà vẫn chưa xác định được cách để chuyển các cải tiến về hiệu quả sử dụng vốn cho những người sử dụng thanh khoản thụ động. Điều tương tự đã cần nhiều thập kỷ cho cuộc cách mạng giao dịch điện tử (cho đến e-Trade), và nhiều thập kỷ nữa cho đến khi các hiện tượng như Gamestop và Reddit xuất hiện.

Những lý do để hy vọng

Giống như tất cả các cấu trúc thị trường mới, sẽ cần rất nhiều sự phát triển trước khi giai đoạn everyday-user (được sử dụng thường nhật bởi người dùng) có thể thật sự bắt đầu. Hợp đồng thông minh đã tồn tại trong vài năm trước khi mọi người biết phải làm gì với chúng, mặc dù mọi người đều biết sẽ có những thay đổi trong cách chúng ta điều phối. Và trong thời gian đó, cơ sở hạ tầng đang âm thầm được xây dựng, ví dụ: có các công cụ dành cho nhà phát triển như Infura và Hardhat, nhưng cũng có thể nghiên cứu các ý tưởng về những gì có thể hoạt động trên blockchain. Tất nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc dành thời gian cho rất nhiều ý tưởng mà cuối cùng lại không hoạt động (nhắc về thời điểm năm 2017 – đừng bao giờ quên).

Đây là một số điểm tích cực về trạng thái “đang nằm ngủ” của DeFi dưới con mắt đầy tích cực:

  • Hệ thống DeFi đã hoạt động tốt ngay cả khi các token thì không. Đã có những lần khai thác đến tối đa, nhưng các giao thức layer cơ sở đã hoạt động rất tốt và hiện đã được chấp nhận rộng rãi trong TradFi đối với các hệ thống tài chính dựa trên blockchain.
  • Hợp nhất là một quá trình công nghiệp tự nhiên và vẫn chưa xảy ra. Có rất nhiều DEX ngẫu nhiên và nhiều chuỗi, nhưng đó là điều bình thường đối với một ngành mới. Đầu tiên là sự bùng nổ của các dự án mới và sau đó mọi thứ lắng xuống, sự hợp nhất sẽ xuất hiện. DeFi vẫn cần phải trải qua quá trình đó và có rất nhiều thứ cần được gọt giũa.
  • Thế giới multichain có thể mở ra một làn sóng trong đổi mới DeFi khác. Bridge là cơ sở hạ tầng cần thiết vào lúc này, nhưng có thể có cấu trúc thị trường mới đang hình thành, hoặc hiệu quả sử dụng vốn thu được từ việc mở rộng mạng DeFi. Sự thành công và sôi động xung quanh Cosmos là minh chứng rõ nhất cho điều này.

Điểm biến đổi

Tất cả những điều này sẽ đến trước thời điểm chúng ta xem xét về hàng tỷ tỷ đô la đã được huy động nhưng chưa được đưa vào thế giới crypto. Hai “điểm uốn” biến đổi đến vào năm 2022 sẽ thúc đẩy sự phát triển của DeFi nhiều hơn.

Đầu tiên, hợp nhất, dự kiến vào mùa hè này. Việc chuyển sang PoS sẽ mở ra một vector mới cho các sản phẩm DeFi mà sẽ xuất phát từ tỷ suất PoS của Ethereum. Thành công của Lido với token stETH minh chứng cho điều này.

Thứ hai, quy định rõ ràng của Hoa Kỳ. Cá nhân chúng tôi có phần ủng hộ viễn cảnh về một thị trường giá tăng trước những triển vọng tiền tiền tử chính trị của Hoa Kỳ trong một thời gian dài và các sắc lệnh của Cơ quan quản lý Biden vào tháng trước là một sự rõ ràng mà có thể thúc đẩy nhiều tài sản chuyển sang on-chain hơn cùng với một thị trường lớn hơn cho DeFi.

Không còn nghi ngờ gì nữa: rõ ràng là chúng tôi đang tạm lắng sau khi tất cả những thành công dễ dàng được hái trong đợt DeFi đầu tiên. Và mặc dù các giao thức này có thể vẫn còn tồn tại trong nhiều năm tới giống như “kẻ đi trước” Web2.0, nhưng khả năng mở rộng lâu dài của DeFi vẫn là một điều chắc chắn. Những gì chúng ta đang thấy là một phần của quá trình xây dựng cấu trúc thị trường mới cho thế giới tài chính rộng lớn hơn – một thế giới tài chính toàn cầu, minh bạch và kỹ thuật số.

Các quan điểm và ý kiến được trình bày ở đây chỉ là của cá nhân và không nhất thiết phản ánh quan điểm của TheCoinDesk. Mọi động thái đầu tư và giao dịch đều có rủi ro, bạn nên tự nghiên cứu khi đưa ra quyết định.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục