Tin nóng ⇢

Khám phá các bridge chuỗi chéo

Cầu nối cho phép chúng ta chuyển token giữa các blockchains đã trở thành một tiện ích không thể thiếu đối với hầu hết người dùng DeFi. Nhu cầu về tool này đã bùng nổ trong vài năm qua khi nhiều blockchain mới, giao thức DeFi mới tiếp tục phát triển. Nếu bạn mong muốn tăng gấp đôi số vốn mình lên thì sẽ phải sử dụng đến cầu nối cross-chain. Cầu nối thì có nhiều loại mà mỗi loại thì có ưu nhược điểm về độ an toàn, khả năng giám sát, tốc độ và chi phí khác nhau.

Cross-Chain Bridges That Connect 5 Different Blockchains to Ethereum – Defi  Bitcoin News

  • Tương lai trong thế giới multi-chain, cầu nối cross-chain sẽ mở ra nhiều cơ hội đầu tư và mang lại nhiều giao dịch hơn.
  • Cầu nối có nhiều loại va mỗi loại có một cơ chế bảo mật, tốc độ và độ tin cậy riêng
  • Có nhiều tool mới được phát triển để giải quyết "bộ ba bất khả thi"

Tại sao lại bạn cần sử dụng cầu nối?

Có 3 lý do phổ biến:

  • Theo đuổi lợi nhuận. DeFi cho phép mọi người sử dụng tài sản để sinh lời từ các hoạt động. Các DeFi trên tất cả chain luôn muốn thu hút người dùng và thường đưa ra các chương trình khuyến mãi để thu hút mọi người ở lại.
  • Để thoát khỏi phí gas cao và nghẽn mạng. Ví dụ nếu tiền có $100 mà mỗi lần giao dịch phải trả 20 đô phí thì sẽ sớm chẳng còn gì, nhưng nếu liên kết được một chain khác với mức phí rẻ hơn thì sẽ có nhiều cơ hội hơn.
  • Wrap và Unwrap token. Nếu muốn đổi token bản ERC20 sang một đồng token gốc thì cần có cầu nối để chuyển đổi.

Các DeFi cạnh tranh để cung cấp yield tốt hơn để thu hút user. Ví dụ mạng Ethereum cung cấp APY chỉ 1% trên $ETH, nhưng Ether được wrap ($ wETH) trên Mạng Avalanche thì được 4%. Vì các DeFi đưa ra các cơ hội mining thanh khoản hấp dẫn để thu hút nguồn vốn và users nên nhu cầu sử dụng cầu nối bùng nổi.

Một lợi ích khác của các cầu nối tốt là để tránh nghẽn mạng. Trong thời kì đỉnh cao của Ethereum, một đợt nghẽn mạng rất lớn đã diễn ra đến nỗi một lần swap đơn giản trên Uniswap có phí gas lên tới $300-$500 một giao dịch. Một số chuỗi Lớp 1 thay thế đã xuất hiện để đáp ứng nhu cầu về không gian block. Nếu có quá nhiều tay mơ làm nghẽn copy-chain EVM, thì sẽ có người tạo ra chuỗi mới. Chừng nào còn có nhiều cơ hội tìm kiếm lợi nhuận thì sẽ ngày càng nhiều tool sẽ xuất hiện hỗ trợ. Một số chain ALt L1 sẽ thỏa mãn một vài thị trường trong khi chain L2 rẻ hơn đã bắt đầu lên kế hoạch xây dựng và phát hành. Ở đâu có cơ hội kiếm lời thì sẽ luôn có nhu cầu và không gian phát triển cho nhiều tool mới.

Cách hoạt động?

Có 3 cấu trúc phổ biến:

1.Lock và mint.

Lock tài sản trên chain nguồn và mint tổng hợp các token trên chain đích. Đây là kiểu cầu nối phổ biến nhất hiện tại. ERC20 là một ví dụ tuyệt vời. ERC20 có thể đại diện cho bất kỳ tài sản nào trên Ethereum. Bitcoin trở thành $wBTC; ngay cả bản thân Ethereum cũng có thể được wrap thành $ WETH.

Mỗi mạng đều có token gốc và thậm chí cũng có một "phiên bản khác" của token gốc của những chain khác bằng "cầu nối" tài sản. Điều này có thể được thực hiện bằng cách lock tài sản trên chuỗi nguồn và cung cấp bằng chứng trên chuỗi đích (chứng minh tài sản đó đã được lock) sau đó có thể phát hành bản wrap của token đó trên chuỗi đích. Tính bảo mật của hệ thống này phụ thuộc vào cầu nối và mạng lưới các validator xác thực giao dịch. Mặc dù đây là mô hình phổ biến nhất, nhưng các vấn đề xung quanh việc tập trung hóa, phi tập trung đáng tin cậy và lừa đảo phải được giải quyết để mô hình này trở nên linh hoạt hơn. Ngoài ra sự kém hiệu quả cũng chưa được giải quyết vì cầu nối yêu cầu hàng loạt các thao tác phức tạp để mint ra một token.

2. Atomic swaps

Đây được cho là phương pháp an toàn và đáng tin cậy nhất để trao đổi tài sản nhưng cũng có một số nhược điểm là cả hai chuỗi phải chia sẻ cùng một thuật toán băm để đảm bảo các khối chuyển giao có thể được xác thực trên cả hai chain.

3. Liquidity Providers (nhà cung cấp thanh khoản)

Hệ thống này hoạt động tốt nếu được phân cấp đầy đủ, cân bằng một cách hiệu quả và LP có đủ động lực để duy trì tính thanh khoản dồi dào ở cả hai bên cầu. Mỗi lần swap cross-chain thì đều cần xác thực trên cả hai nguồn và chuỗi đích. Tài sản được chuyển từ vault được kiểm soát bởi LP hoặc validator.

Rủi ro là có nhiều lỗ hổng kỹ thuật và dễ dàng bị tấn công và khai thác. Vitalik đã cảnh báo về một số thách thức thực sự mà anh ấy nhìn thấy: kiến ​​trúc kém, có khả năng tạo ra rủi ro hệ thống. Thâu tóm validators, cơ chế đồng thuận oracle và nhưng mối nguy tiềm tàng khác trong cách thiết kế của cầu nối này. Celestia, Người đồng sáng lập Mustafa Al-Bassam cũng đồng ý với Vitalik và ông tin rằng những khó khăn này có thể được giải quyết nếu có các tool phù hợp hơn hỗ trợ hoặc những cấu nối dựa trên cam kết xuất hiện.

Dưới đây là một ví dụ về mức độ phức tạp của giao dịch chuỗi chéo trên Layer Zero:

Vấn đề của cầu nối.

Tập trung hóa – Nếu chỉ có ba người kiểm soát một địa chỉ ví hoặc hợp đồng trị giá hàng tỷ đồng, thì rất có khả năng là ba người đó âm mưu cuỗm luôn tiền và cao chạy xa bay.

Tốc độ – Có thể mất hàng giờ hoặc hàng ngày. Nếu không có đủ thanh khoản, có thể sẽ phải đợi khoảng một hoặc 2 ngày để chuyển tiền.

Tính thanh khoản – Cần có các LP để cung cấp thanh khoản cho cầu nên nếu LP đã hết tiền thì phải đợi bổ sung thanh khoản.

Rủi ro hợp đồng thông minh – Các tài sản bị lock trên chuỗi nguồn làm cho tài sản tương ứng có sẵn trên chuỗi đích. Nếu các kho token đó bị đánh cắp, giá trị của các tài sản được wrap trên chuỗi đích sẽ bằng 0 vì không có gì để đổi.

Lo ngại về bảo mật:

Vụ hack mạng Ronin gần đây đã cho thấy tầm quan trọng của bảo mật cầu nối. Bọn hacker đã kiểm soát 5/9 ví multisig do validator của Ronin quản lý. Và chỉ cần 5/9 validator đồng thuận thì sẽ thực hiện được giao dịch, bọn hacker đã lợi dụng điều đó và chuyển một số tiền lớn lên tới $600 triệu đô la Mỹ. Một vụ hack với kích thước cỡ này có khả năng phá vỡ một cách đáng kể toàn bộ thị trường tiền điện tử. Đây là một bài học để chúng ta cần xem xét kỹ lưỡng việc xây dựng một cơ chế đáng tin hơn để giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Có một số dự án tương tác chuỗi chéo thú vị đang giới thiệu một số giải pháp bắc cầu mới:

Các dự án cầu nối thú vị nhất hiện nay

Chainlink đã cầu nối có thể lập trình được. Nó sử dụng OCR 2.0 – một mạng lưới cung lấp hàng trăm node oracle độc lập và giao thức tương tác chuỗi chéo của nó. CCIP cung cấp giao diện cho tất cả các giao tiếp xuyên chuỗi và cho phép tích hợp dễ dàng vào bất kỳ ứng dụng hợp đồng thông minh nào. Chainlink còn cho phép các nhà phát triển chuyển token sang chuỗi đích và tiến hành lập trình lại, ngoài ra còn có thể sử dụng mạng lưới Decentralized Oracle và bộ Messaging Routers của Chainlink, một hợp đồng thông minh có thể chuyển thông tin một cách an toàn đến chuỗi đích và được xác thực bởi một bộ định tuyến thông tin khác, sau đó sẽ gửi 1 tin đến chain đích. Nhờ có oracle, cơ sở hạ tầng tương tác và Mạng chống gian lận độc lập để giám sát các hoạt động bất thường, họ đã đưa tới một chiến lược và một tập hợp các tool để có thể di chuyển tài sản giữa các chuỗi khối một cách an toàn.

Stargate

Stargate là một giao thức cầu nối chuỗi chéo hoàn toàn có thể tổng hợp được xây dựng trên LayerZero, cho phép người dùng chuyển các token gốc qua các blockchain khác nhau.

LayerZero là một Giao thức tương tác Omnichain được thiết kế để truyền tải light node qua các chuỗi. LayerZero cung cấp khả năng gửi thông tin xác thực và đảm bảo. Giao thức là một tập hợp các hợp đồng thông minh không thể nâng cấp và tiết kiệm phí gas. 

Hầu hết các token không thể gửi trực tiếp token gốc của chain này qua chain khác mà phải wrap, cách tiếp cận này kém hiệu quả và không thân thiện với người dùng. Stargate được xây dựng xung quanh các nhóm thanh khoản thống nhất được chia sẻ giữa nhiều chuỗi, đảm bảo rằng luôn có đủ thanh khoản và khả năng tạo khối nhanh chóng. Mục tiêu cuối cùng là đơn giản hóa giao dịch "bắc cầu" liền mạch thành một giao dịch duy nhất.

Stargate giải quyết vấn đề "bộ ba bất khả thi" như nào?

Tính nhanh chóng được đảm bảo. Stargate đảm bảo với người dùng và dApp rằng bất kỳ giao dịch nào được thực hiện sẽ đều đến đúng chuỗi đích. Tuy nhiên, nếu chuỗi đích không có thanh khoản thì sẽ được hoàn tiền. Không cần phải wrap token trước khi gửi hoặc thực hiện các bước thủ công trên chuỗi đích.

Khả năng tương tác chuỗi chéo. Cầu nối Stargate bao gồm nhiều hợp đồng thông minh và có thể thực hiện nhiều bước, ví dụ như: đổi $wBTC trên Fantom lấy $JOE trên Avalanche và vào LP chỉ trong 1 giao dịch duy nhất mà không cần rời khỏi Fantom.

Tính thanh khoản hợp nhất. Hầu hết các cầu yêu cầu thanh khoản bị phân mảnh để hoạt động. Cần có thanh khoản để cầu nối hoạt động. Stargate giới thiệu một cách tiếp cận mới, thống nhất hơn khi tất cả các hoạt động rút và nạp tiền đều chung trong một liquitidy pool. Stargate cũng có cơ chế tái cân bằng và tự giới hạn hiệu quả để quản lý mức tăng đột biến trong hoạt động rút tiền.

Gravity Bridge

Gravity Bridge là cầu nối giữa các blockchains dựa trên EVM và Cosmos SDK. Chức năng của hợp đồng Solidity không thể nâng cấp cho phép người dùng khóa tài sản trên Ethereum và mint các token tương đương trên bất kỳ chuỗi Cosmos nào. Các chuỗi Cosmos khác nhau có thể truy cập cầu nối này sử dựng các token ERC20 như $wETH, $DAI, $USDC và $wBTC. Tài sản từ Ethereum có thể chảy vào hệ sinh thái Cosmos và tương tác với các ứng dụng khác nhau như Akash Network, Sentinel, Regen và Osmosis. Các tài sản trên hệ sinh thái Cosmos có thể chuyển sang Ethereum và tương tác với Ethereum DeFi.

Interlay.io

Interlay đã ra mắt Kintsugi, cầu nối giữa Polkadot và Bitcoin. Với mạng Polkadot, các Parachain có thể liên lạc liền mạch thông qua tính năng truyền tin nhắn không cần tin cậy. Nó được cam kết theo thuật toán với $BTC và được bảo mật bởi một mạng lưới vault phi tập trung, một hệ thống đa tài sản thế chấp và mật mã chuỗi chéo. Mô hình thúc đẩy mô hình bảo mật được của Polkadot và của Bitcoin.

Nomad

Bản thân Nomad thực sự là một phiên bản mở rộng của OPtimistic Interchain Communication. Cách thức hoạt động như một phòng công chứng, chuỗi nguồn tạo và gửi một số "tài liệu" (tin nhắn), một "công chứng viên" (được gọi là Updater) sẽ đứng ra xem xét hợp lệ hay không và ký tên, nếu giao dịch nhìn đáng nghi thì người dùng có thể bị tước "giấy phép công chứng của họ".

Multichain Bridges

Native bridges

10 cross-chain bridge EVM hàng đầu

  • AnySwap: Fantom $672M
  • Avalanche $577M
  • Wormhole $294M
  • Polygon $131M
  • Celer $86M
  • Metis $84M
  • Near: Rainbow $80M
  • Synapse: ETH Bridge Proxy $72M
  • Synapse: L1 Bridge Zap $63M
  • THORChain $52M

Có thể bạn quan tâm

Mục lục