FSB dường như đã quan tâm hơn đến thị trường tiền mã hóa do tình trạng hỗn loạn gần đây của nó và “tính liên kết ngày càng tăng với hệ thống tài chính truyền thống”.
Ủy ban Ổn định Tài chính (FSB), một cơ quan quản lý tài chính toàn cầu bao gồm tất cả các quốc gia G20, đang chuẩn bị đề xuất các quy định quốc tế cho tiền mã hóa và stablecoin vào tháng 10.
FSB đã ban hành một tuyên bố về quy định quốc tế và giám sát các hoạt động tài sản tiền mã hóa bao gồm thông báo về một quy định lớn về lĩnh vực.
Cơ quan giám sát đang có kế hoạch báo cáo với bộ trưởng tài chính G20 và các thống đốc ngân hàng trung ương vào tháng 10 năm 2022 về các phương pháp quản lý và giám sát đối với stablecoin và các tài sản tiền mã hóa khác. Vào thời điểm đó, FSB nhắm tới một báo cáo tham vấn cộng đồng về việc xem xét các khuyến nghị, bao gồm “cách thức mở rộng các framework hiện tại để thu hẹp khoảng cách và thực hiện các khuyến nghị cấp cao”.
Cơ quan G20 cũng có kế hoạch gửi một báo cáo tham vấn cộng đồng khác đề xuất các khuyến nghị để thúc đẩy tính nhất quán toàn cầu của các phương pháp quản lý và giám sát đối với các tài sản tiền mã hóa khác.
FSB lưu ý rằng: “Những nỗ lực kết hợp này của FSB và các cơ quan xây dựng tiêu chuẩn quốc tế nhằm giảm thiểu rủi ro phân mảnh và chênh lệch giá theo quy định."
Theo tuyên bố, sự quan tâm ngày càng tăng của FSB đối với các quy định về tiền mã hóa là do sự suy giảm gần đây của thị trường Sự hỗn loạn của thị trường đã làm nổi bật vấn đề tiền mã hóa “ngày càng tăng tính kết nối với hệ thống tài chính truyền thống”.
FSB tuyên bố: “Nó có thể có tác động lan tỏa đến các bộ phận quan trọng của tài chính truyền thống như thị trường tài trợ ngắn hạn”, đồng thời cho biết thêm rằng các cơ quan quản lý toàn cầu cần giám sát thị trường tiền mã hóa theo nguyên tắc “same activity, same risk, same regulation", tức cả hoạt động, rủi ro và quy định đều giống nhau.
Do đó, một stablecoin đi vào mainstream của hệ thống tài chính cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định và minh bạch cao, luôn duy trì lượng dự trữ để duy trì sự ổn định của giá trị và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan.
Theo một số giám đốc điều hành trong ngành, kế hoạch của FSB để đề xuất các khuyến nghị về quy định stablecoin thống nhất toàn cầu là một nhiệm vụ khá thách thức.
Narek Gevorgyan, Giám đốc điều hành tại nhà cung cấp dữ liệu tiền mã hóa CoinStats, đã chỉ ra rằng FSB không có quyền lập pháp nhưng hứa hẹn sẽ đưa tài sản tiền mã hóa phù hợp với khuôn khổ pháp lý hiện có của các quốc gia thành viên tham gia. Trong một tuyên bố, Gevorgyan đã đặt câu hỏi về khả năng của cơ quan quản lý trong việc nắm bắt tất cả các phương thức và phương pháp tiếp cận quy định:
"Các framework pháp lý hiện tại có thể giúp điều chỉnh các khía cạnh đầu cơ của thị trường và các sàn giao dịch tập trung, nhưng làm cách nào FSB có kế hoạch tích hợp hàng trăm giao thức hiện có và mới nổi hoàn toàn chống lại các quy định theo thiết kế?"
FSB trước đây đã vạch ra nhiều rủi ro bắt nguồn từ ngành công nghiệp tiền mã hóa vào tháng 2 năm nay. Cơ quan này đặc biệt lo ngại về khả năng thất bại của một số loại stablecoin nhất định, vấn đề về lỗ hổng dữ liệu trong ngành tiền mã hóa cũng như các kết quả có thể đe dọa đến sự phát triển nhanh chóng của tài chính phi tập trung.