Tin nóng ⇢

Chuyên gia a16z: Cơ hội mới cho việc Staking

Staking là thiết kế phổ biến của token trong thị trường tiền điện tử. Thực tế thiết kế này ban đầu nhằm đảm bảo tính bảo mật của Proof-of-stake blockchain, chứ không sử dụng thiết kế này để chạy trên các ứng dụng.

Vậy điều gì đã thay đổi và nó sẽ mang lại những cơ hội thiết kế mới nào?

Hiện có 2 loại mô hình Staking:

  • Staking thông qua single-chain validator
  • Staking trong các ứng dụng on-chain

Để mọi người có thể hiểu mô hình đầu tiên, mình sẽ giới thiệu nhanh về nền tảng cho người mới sử dụng crypto dễ hiểu. Nếu bạn đã quen thuộc với mô hình staking truyền thống, vui lòng bỏ qua nội dung sau đây.

Blockchain Layer 1 là sổ cái xác nhận giao dịch chính cho các hệ sinh thái khác nhau trong đó người dùng có thể kiểm tra được ai đang giao dịch trên sổ cái và cách trả thưởng cho họ. Cả Bitcoin và Ethereum đều là những blockchain Layer-1 đầu tiên sử dụng cơ chế đồng thuận Proof-of-work.

Cơ chế đồng thuận Proof-of-Work như sau: Để thêm giao dịch block, những người tham gia bảo mật hệ thống (miner) cần phải cạnh tranh giải các thuật toán đúng và càng nhanh càng tốt sau đó đưa nó lên chuỗi để thêm giao dịch vào block và miner sẽ nhận được reward là native token (ví dụ như BTC hay ETH).

Đối với những miner khác họ không chỉ không nhận được reward mà còn tốn điện để mine ( giải các thuật toán).

Vì vậy các Proof of Work Blockchain như Bitcoin rất tiêu tốn năng lượng. Mọi người dành rất nhiều năng lượng để cố gắng giành chiến thắng trong các cuộc giải mã thuật toán đào để nhận reward nhưng phần lớn trong số họ đều thua.

Proof-of-Stake tiêu thụ ít năng lượng hơn vì về cơ bản nó thay đổi cách hệ thống chọn người xác minh. Thay vì buộc mọi người phải cạnh tranh để có phần thưởng bằng cách tiêu tốn năng lượng, Proof of Stake sẽ chọn trước những người chiến thắng block dựa trên tỷ lệ native token được stake trong hệ thống. Điều đó có nghĩa là không có cạnh tranh tính toán giãi mã thuật toán nào trong Proof of Stake.

Nó giống như việc cá cược trong đó bạn đặt cược vé trong một cái bình. Nếu bạn chơi không đúng luật, thì trọng tài sẽ lấy vé của bạn. Vì vậy, người chơi phải chơi đúng luật hoặc họ sẽ mất vé. Trọng tài trong trường hợp này là “hợp đồng thông minh” mà cả hai bên có thể tin tưởng.

Xác suất chiến thắng của bạn tỷ lệ thuận với số tiền bạn đặt vào. Nếu bạn cược 10% số tiền thì xác suất chiến thắng của bạn cũng sẽ là 10%. Những người cạnh tranh trong Proof-of-Stake blockchain được gọi là "Validator".

Ưu điểm của hệ thống này là bất cứ ai cũng có thể tham gia vào việc nhận reward bằng cách stake token. Nếu bạn không rành về kỹ thuật bạn có thể "ủy thác" token của mình cho các chuyên gia (deligator) bạn cảm thấy phù hợp. Làm như vậy không chỉ làm tăng cơ hội nhận reward của bạn, mà cũng giúp deligator nhận được một phần doanh thu từ bạn tạo nên một động lực tích cực.  Vì vậy, điều quan trọng trong blockchain là người tham gia vào hệ thống phải được thưởng mọi lúc để toàn bộ hệ thống có thể tiếp tục hoạt động. Nhưng những phần thưởng này đến từ đâu?

Câu trả lời là tất cả những phần thưởng này đều đến từ Ethereum và được gọi là "phần thưởng lạm phát". Blockchain phải trả reward bằng native token cho những miner theo một tỷ lệ cụ thể. Trong một mạng lưới mở, bất cứ ai cũng có thể nhận được reward bằng cách mua token rồi đem chúng đi staking. Chúng tôi gọi phương pháp này là "Validator Staking".

Nếu staking dựa trên các yêu cầu lạm phát cụ thể đối với các chuỗi proof of stake, thì tại sao nó lại staking trong các ứng dụng không chạy trên blockchain của nó ?

Nó không phải là một “staking” theo truyền thống, mà là một chức năng bắt nguồn từ cơ chế hiện có và có được nhờ sự trợ giúp của token.

Dưới đây mình sẽ tập trung vào loại Staking thứ 2: Staking trong ứng dụng. Do sự tồn tại của hợp đồng thông minh, token có thể được đưa vào sử dụng trong các ứng dụng. Một số ví dụ cụ thể bao gồm: Staking quản trị,  Staking bảo hiểm, phí Staking.

Staking quản trị: Người dùng có thể cải thiện khả năng quản trị bằng cách lock token. Khái niệm này được tiên phong bởi Curve Finance, đã nghĩ ra một mô hình "bỏ phiếu ký quỹ". Có nghĩa là, nhà đầu tư stake CRV càng lâu thi càng nhận được nhiều quyền biểu quyết quản trị.

Staking bảo hiểm: Người dùng lock token của họ trong một mô-đun bảo hiểm hỗ trợ cho giao thức trong trường hợp thiếu vốn. Trong trường hợp này, mọi người cũng có nguy cơ mất token của họ trong lúc stake. Các nền tảng như Aave và dYdX Foundation đang thực hiện mô hình này.

Phí Staking: Người dùng lock token của họ để kiếm được một phần doanh thu mà không cần đáp ứng các điều kiện khác. Đây thường được gọi là mô hình token "x" và một số giao thức DeFi đã chọn áp dụng mô hình này.

Như bạn có thể thấy, trong những trường hợp này, "staking" không liên quan gì đến validator. Quá trình này mô tả bất kỳ trường hợp sử dụng một token trong một ứng dụng yêu cầu ký quỹ bằng hợp đồng thông minh.

Tiếp theo, chúng ta sẽ thấy nhiều phương pháp staking hơn, bao gồm việc lock token release cho các thành viên DAO, mô hình NFT và khám phá thêm cơ chế trong các hệ sinh thái như Cosmos (do sự tồn tại của blockchain dành riêng cho các ứng dụng của nó, nó có thể đạt được 2 loại staking).

Miles Jennings nói về vấn đề này, tôi cho rằng khi các sản phẩm và dịch vụ Web3 mở rộng, chúng ta sẽ thấy nhiều hình thức staking hơn và tạo ra một thế giới chủ nghĩa tư bản của Stakeholder.

Có thể bạn quan tâm