Tin nóng ⇢

Alameda Research là gì? Fan cuồng của hệ sinh thái Solana

thumbnail

Alameda Research là gì?

Alameda Research là quỹ đầu tư được thành lập vào tháng 10/2017. Họ quản lý hơn $1B tài sản kỹ thuật số và có khối lượng giao dịch khoảng $1B – $10B mỗi ngày trên hàng nghìn tài sản, từ BTC cho đến các Altcoin khác. Alameda Research có quy mô hoạt động toàn cầu với khả năng giao dịch trên tất cả các sàn giao dịch và thị trường lớn.

Alameda cũng là một trong số ít các công ty có đầy đủ dịch vụ dành cho các dự án. Một trong số đó là trở thành Market Maker, cung cấp thanh khoản cho khoảng 35 sàn giao dịch hàng đầu hiện nay. Hay OTC với ưu điểm lệch giá thấp, thanh khoản cao,… dành cho tài sản nào được niêm yết trên sàn giao dịch.

Các thành viên nổi bật của Alameda Research

Sam Bankman – Fried – CEO của Alameda Research

Sam Bankman – Fried (SBF) là một trong những người có ảnh hưởng lớn nhất với thị trường Crypto hiện tại. SBF đồng thời cũng là CEO của FTX – sàn giao dịch có mức độ tăng trưởng đáng kinh ngạc, cũng như nổi tiếng về lĩnh vực Futures.

Trong báo cáo của Hurun, SBF là người giàu thứ hai trong thị trường Crypto, chỉ đứng sau Brian Armstrong – Co-Founder và CEO của Coinbase. Sam cũng có mặt trong danh sách Forbes 30 Under 30 năm 2021.

Trên Twitter, SBF cho thấy mình không chỉ là một Builder, mà còn đóng góp thông tin cho cộng đồng rất nhiều. SBF nổi tiếng với các Tweetstorm dài 10 – 20 Tweet về các vấn đề trong Crypto.

Tuy nhiên, vì lý do nào đó, trong danh sách đội ngũ Alameda Research hiện tại không còn tên của SBF. Khả năng cao chỉ là phân chia lại vai trò trong tập thể Alameda và sàn FTX. Nhưng dù sao, nhắc đến Alameda, người đầu tiên cộng đồng nghĩ đến là Sam Bankman – Fried.

Sam Trabucco – Co-CEO của Alameda Research

Sam Trabucco từng là một trader trái phiếu và chứng chỉ quỹ ETF của công ty SIG. Ông tốt nghiệp MIT năm 2015 với bằng toán và khoa học máy tính. Sam là một trong những người hoạt động rất tích cực trên Twitter. Các Tweet của Sam thường rất có ích cho cộng đồng.

Tổng quan về Portfolio của Alameda Research

Dưới đây là tổng quan Portfolio của Alameda Research.

Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua một vài dự án nổi bật của một số Sector.

Asset Management

  • dHEDGE: Nền tảng quản lý tài sản, cho phép người dùng có thể sao chép giao dịch của người khác. dHEDGE được xây dựng trên Synthetix. dHEDGE gọi vốn lần đầu vào tháng 11/2020 với sự có mặt của Framework Ventures, DeFiance Capital, Alameda Research,…
  • Solrise: Dự án tương tự dHEDGE nhưng trên Solana. Alameda tham gia vòng Seed vào tháng 7/2021, cùng với Delphi Digital, Parafi,…
  • Stacked: Nền tảng quản lý tài sản với hơn $4B Volume giao dịch được báo cáo vào đầu năm 2021. Alameda tham gia vòng Seed của dự án vào tháng 9/2020.
  • Prysm: Nền tảng quản lý tài sản, cho phép người dùng theo dõi các hoạt động của các nhà đầu tư khác để sao chép giao dịch. Alameda đầu tư vòng Seed tháng 9/2021, cùng với Polychain và các quỹ khác.

⇒ Nhận xét: Các dự án trên gần như không có quá nhiều điểm khác biệt. Trong số này, chỉ có dHEDGE là có token và thời gian đủ lâu để theo dõi ROI, thì DHT có mức tăng trưởng khá tệ (15x tính từ ATH đến ATL).

Aggregator

  • 1inch: Nền tảng Aggregator tiên phong trong Crypto, giúp người dùng có được giao dịch trượt giá thấp, cũng như thanh khoản tốt đến từ nhiều nguồn. 1inch có 3 vòng gọi vốn:
    • Seed (8/2020): Binance Labs, Alameda Research, Galaxy Digital, Dragonfly Capital
    • Series A (12/2020): Pantera Capital, ParaFi Capital, Spartan Group,…
    • Họ đang chuẩn bị cho Series B với mức định giá lên đến $2.25B.
  • ParaSwap: Dự án tổng hợp thanh khoản tương tự 1inch. ParaSwap có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (9/2020): Alameda, CoinGecko, Arrington XRP Capital,…
    • Extended Seed (5/2021): Không có quỹ lớn ngoại trừ các cá nhân như Andre Cronje của Yearn, Michael Egorov của Curve và Fredrik Haga của Dune Analytics.

⇒ Nhận xét: Dựa trên các chỉ số trên Dune Analytics, ta thấy Alameda đã chọn đúng người dẫn đầu cho đến thời điểm hiện tại, đó là 1inch, cũng như ParaSwap – dự án chiếm thị phần không đến nỗi quá tệ.

Nhưng xét về lợi nhuận, token 1INCH trong vòng một năm qua chỉ tăng trưởng 11 lần tính từ ATL đến ATH, một con số tương đối thấp. ParaSwap chỉ vừa ra token trong tháng 11/2021, nên hiện chưa có nhiều dữ liệu để nhận xét.

Yield Farming

  • Alpha Finance: Dự án dẫn đầu trong mảng Farming kết hợp đòn bẫy. Không tìm thấy thời gian Alameda đầu tư.
  • Tulip: Tên trước đây là Solfarm, một “Alpha Finance” trên Solana. Tulip đã có mức tăng trưởng khá lớn trong thời gian ngắn, từ tháng 7/2021 đến tháng 11/2021 (33x tính từ ATL đến ATH). Alameda đầu tư vào vòng Seed vào tháng 10/2021 cùng với Darren Lau của Not3Lau Capital (trước đây làm việc ở Spartan).

⇒ Nhận xét: Mình không tìm được dữ liệu về việc Alameda đầu tư ở vòng nào, cũng như trên trang chủ Alpha Finance cũng không có tên của Alameda. Tuy nhiên, trên trang chủ của Alameda lại có Alpha Finance. Điều này có thể do Alameda mua ở thị trường thứ cấp, nên không biết được hiệu suất đầu tư như thế nào.

Đối với Tulip cũng chưa có kết luận được gì nhiều khi thông báo gọi vốn cũng chỉ vừa ra mắt cách đây một tháng.

Analytics

  • Dune Analytics: Một dự án cực kỳ quen thuộc, nơi anh em có thể tracking khá nhiều dữ liệu không chỉ ở dự án, mà còn ở từng Sector như thị phần AMM, Lending,… Các dữ liệu này đều do người dùng đưa lên, nên rất phi tập trung và đa dạng. Dune Analytics có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (9/2020): Dragonfly, Alameda, Multicoin, Hashed.
    • Series A (8/2021): Dragonfly, Multicoin,…
  • Messari: Trang web rất nổi tiếng trong Crypto, không chỉ cung cấp các nghiên cứu chất lượng, mà còn có tin tức, dữ liệu giá thị trường,… Messari có ba vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2018): Không có nhà đầu tư lớn.
    • Không rõ (11/2019): Không có nhà đầu tư lớn.
    • Series A (8/2021): Alameda, sàn giao dịch Kraken,…

⇒ Nhận xét: Trong năm 2021, có rất nhiều quỹ lớn đầu tư vào mảng phân tích dữ liệu với những dự án như Dune Analytics, Messari, CryptoQuant,… Dù chưa rõ liệu các dự án này có ra token hay không, nhưng điều này cho thấy Alameda cũng có tầm nhìn chung với những quỹ khác.

Wallet/Payment

  • Coin98 Finance: Hệ sinh thái nhiều sản phẩm DeFi, nổi bật với sản phẩm đầu tiên là ví Coin98 Wallet. Coin98 Wallet không chỉ lưu trữ Multi-chain, mà còn giúp anh em có thể tham gia các hoạt động DeFi chỉ trong một ứng dụng. Coin98 Finance có ba vòng gọi vốn:
    • Seed (4/2021): Parafi, Multicoin, Hashed, CoinGecko.
    • Strategic (4/2021): Alameda.
    • Strategic (7/2021): Hashed, Spartan, Parafi, CoinGecko,…
  • Mobilecoin: Nền tảng thanh toán với tiền điện tử trên điện thoại. Mobilecoin có hai vòng gọi vốn:
    • Series A (3/2021): Không có nhà đầu tư nổi bật.
    • Series B (8/2021): Alameda, Coinbase,…
  • Math Wallet: Ví tiền điện tử All-in-one, hỗ trợ Multichain, có cả Layer 2 tên là Math chain. Math Wallet có hai vòng gọi vốn:
    • Series A (10/2020): Alameda, Multicoin.
    • Series B (12/2020): Binance Labs, Multicoin,…
  • Liquality: Ví tiền điện tử cho phép Swap trên ví, hỗ trợ Multi-chain. Alameda đầu tư vòng Seed vào tháng 8/2021 với sự có mặt của Hashed, Coinbase,…
  • XDEFI: Ví tiền điện tử hỗ trợ NFT và Multi-chain. XDEFI có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2021): Mechanism và các nhà đầu tư khác.
    • Seed (9/2021): Alameda, CoinGecko, DeFiance, Animoca Brand,…

⇒ Nhận xét: Các ví đa phần đều giống nhau, đó là có thể làm được nhiều tác vụ trên một ứng dụng duy nhất. Ngoài ra, thị trường hiện tại cũng không có quá nhiều sản phẩm ví lưu trữ đa chức năng. Do đó, với một danh mục gồm 4 dự án đều là ví, cho thấy Alameda rất quan tâm về vấn đề lưu trữ Crypto.

Derivatives

  • Perpetual Protocol: Một trong các dự án hàng đầu về giao dịch phái sinh hiện tại. Alameda đầu tư vòng Seed vào tháng 8/2020, với sự có mặt của Multicoin, Three Arrows Capital,…
  • MCDEX: Sàn giao dịch phái sinh phi tập trung. MCDEX gọi vốn vào tháng 5/2021, dẫn đầu bởi Alameda và Delphi Ventures, còn lại là Multicoin, DeFiance,…

⇒ Nhận xét: Vào tháng 9/2021, đã có một đợt Fud đến từ Trung Quốc làm ảnh hưởng đến các sàn CEX. Và các token của DEX trong thời gian đó đã có một đợt tăng trưởng mạnh. Hai trong số đó là PERP của Perpetual và MCB của MCDEX tăng tương ứng 80% và 100% các ngày sau đó.

Fund

Fund ở đây chỉ việc Alameda trở thành Limited Partner, người đi rót vốn cho các quỹ khác đầu tư để thu về lợi nhuận. Theo như Infographic, thì Alameda đang đưa tiền cho Multicoin, DeFiance, IOSG, Ethereal.

Sàn giao dịch

Khác với các quỹ còn lại khi chỉ tập trung vào DEX, Alameda đầu tư vào đa dạng nền tảng giao dịch, bao gồm CEX, DEX, MEV Resistance và các ứng dụng hỗ trợ giao dịch (Trading Platform).

  • AscendEX: Tên ban đầu của AscendEX là Bitmax, được thành lập vào năm 2018. Alameda đầu tư ở vòng Series B vào tháng 3/2021. Trong vòng này không có nhiều cái tên lớn trừ Polychain và Alameda.
  • Blockfolio: Vào tháng 8/2020, FTX đã chi $150M để mua lại Blockfolio, một trong những nền tảng quản lý tài sản Crypto nổi tiếng trên di động. Được thành lập năm 2014, Blockfolio có hơn 6 triệu lượt tải về. Các công cụ tin tức và danh mục đầu tư của Blockfolio trung bình có hơn 150 triệu lượt hiển thị mỗi tháng.
  • SundaeSwap: DEX trên Cardano. Alameda đầu tư vòng Seed tháng 9/2021.
  • Mercurial: “Curve” trên Solana. Alameda đầu tư vào vòng Seed tháng 5/2021.
  • ChainSwap: Sự tổng hợp Cross-chain như Bridge tài sản, Lending, chuyển NFT ở các chain khác nhau. Đầu tư vòng Strategic tháng 4/2021
  • Dodo: DEX ra đời khá lâu, sau đó tích hợp nhiều tính năng như Launchpad, tạo token,…, có sự đầu tư của nhiều cái tên lớn như Coinbase, Framwork, Three Arrows Capital,… Đầu tư vòng Strategic tháng 10/2020.
  • Aldrin: Tên ban đầu là Cryptocurrency.AI. Aldrin là dự án có cả sàn DEX và CEX. Alameda đầu tư vào Cryptocurrency.AI vào tháng 5/2021

⇒ Nhận xét: Alameda Research chú trọng vào nền tảng giao dịch, không phân biệt CEX hay DEX. Nói riêng về DEX, Alameda đầu tư vào nhiều dạng DEX khác nhau: DEX cơ bản (DODO trước đây, SundaeSwap), StableSwap (Mercurial, mStable, Nerve, Aldrin), Bridge (ChainSwap), MEV (Eden, Hashflow).

Điều này cho thấy không chỉ nền tảng, mà Alemeda cũng đặt trọng tâm vào những vấn đề trong việc giao dịch. Các vấn đề đó là Swap các Stablecoin, cầu nối giữa các chain,… đặc biệt là vấn đề bị Bot front-run (MEV). Có rất ích dự án làm về mảng này, và càng ít quỹ đầu tư vô các dự án như thế.

Kết hợp với cả mảng phái sinh đã phân tích trước đó, có thể thấy Alameda đầu tư rất nhiều vào các nền tảng giao dịch với số lượng tương đương nhau. Điều này cho thấy họ không chú trọng bất kì ngách nào trong giao dịch, mà là phân bố đồng đều nhằm quản trị rủi ro tốt hơn.

Infrastructure

  • Solana: Alameda tham gia vòng gọi vốn vào tháng 6/2021 với tổng số tiền lên đến $314M.
  • Acala: Nền tảng EVM trên Polkadot, và cũng là dự án thắng slot Parachain đầu tiên vào ngày 18/11/2021. Không tìm thấy thông tin vòng đầu tư của Alameda.
  • SifChain: Sàn DEX trong hệ sinh thái Cosmos. Alameda đầu tư SifChain vào tháng 8/2020.
  • Immutable X: Layer 2 sử dụng ZK Rollup dành cho NFT. Immutable X có ba vòng gọi vốn với tổng số tiền lên đến gần $90M.
    • Seed (7/2018): Coinbase cùng các quỹ khác.
    • Series A (9/2019): Không có quỹ nào nổi bật.
    • Series B (9/2021): Alameda cùng các quỹ khác.
  • Syndica: Công ty chuyên cung cấp các công cụ và dịch vụ cho cộng đồng phát triển dApp Solana. Syndica cũng có 4 vòng gọi vốn nhưng khá “dị” khi vòng Seed đứng sau Series A. Trong đó, Alameda đầu tư vòng mới nhất nhưng là Seed. Cụ thể:
    • Pre-Seed (3/2021): Không có quỹ nào nổi bật.
    • Community (7/2021): Gọi quỹ từ 100 thành viên, trong đó có nhiều nhân vật nổi bật như Baek Kim (Hashed), Bobby Ong (CoinGecko), Do Kwon (Terra),…
    • Series A (8/2021): a16z cùng các quỹ khác.
    • Seed (11/2021): Alameda, DeFiance, Spartan,…
  • Clover: Layer 1 có Smart Contract tương thích EVM, cũng như các tiện ích khác như ví, DeFi Hub. Clover cũng là một trong những dự án tiềm năng trong việc thắng đấu giá Parachain. Không tìm thấy thông tin Alameda đầu tư vòng nào.
  • Composable: Nền tảng Cross-chain kết nối các nền tảng khác, ví dụ như Layer 2 – Layer 2. Alameda đầu tư vào vòng Seed của dự án vào tháng 6/2021. Trong vòng này không có nhiều cái tên đặc biệt ngoại trừ Alameda, Spartan, LongHash.
  • Offchain Labs: Đội ngũ đứng sau Arbitrum. Offchain Labs có ba vòng gọi vốn, trong đó, tổng $120M từ Series A và Series B nâng định giá công ty lên $1.2B:
    • Seed (4/2019): Coinbase và các quỹ khác.
    • Series A (trước Series B vài ngày).
    • Series B (8/2021): Alameda, Polychain, tỉ phú Mark Cuban,…
  • Helium: Trong năm nay, Helium là một trong những dự án có sự tăng trưởng lớn nhất của Crypto khi tính từ đáy cũ năm ngoái đến ATH năm nay, HNT đã tăng gần 500 lần. Với sự bùng nổ mạnh mẽ này, Alameda cùng với a16z, Multicoin đã đầu tư vào lần gọi vốn gần nhất của Helium vào tháng 8/2021 với tổng số tiền lên đến $111M.
  • StarkWare: Một công ty khác nổi tiếng với sản phẩm Layer 2 sử dụng ZK RollUp. Công ty này có ba vòng gọi vốn:
    • Series A (10/2018): Paradigm, Sequoia, Coinbase, Multicoin, Consensys, Pantera,… Định giá $36M sau khi gọi vốn.
    • Series B (3/2021): Paradigm, Three Arrow Capital,…
    • Series C (11/2021): Paradigm, Three Arrow Capital, Alameda,… Định giá $2B sau khi gọi vốn.

⇒ Nhận xét: Đa phần các dự án nổi bật nhất mảng cơ sở hạ tầng trong danh mục đầu tư của Alameda đều được đầu tư ngay năm 2021. Trong đó thậm chí có những dự án đã tăng trưởng rất nhiều lần từ đáy (Helium, Solana).

Ngoài ra, có ba cái tên đáng chú ý vì đó không phải dự án, mà là đội ngũ dự án, đó là Syndica, Offchain Labs và StarkWare. Việc đầu tư vào Syndica và Solana cho thấy Alameda rất tự tin vào Solana vào những năm tiếp theo.

Đối với hai công ty làm về mảng Layer 2, Arbitrum của Offchain Labs và StarkEX, StarkNET đều là những sản phẩm khá đình đám trong số những Layer 2.

Tương tự các quỹ khác, Alameda cũng có những thương vụ dành cho Internet of Blockchains đến từ Cosmos và Polkadot như:

  • Cosmos: SifChain, Persistence One, Umee.
  • Polkadot: Acala, Clover, Composable.

Điều này cho thấy họ cũng đầu tư vào cơ sở hạ tầng giải quyết vấn đề tắt nghẽn của Ethereum như các quỹ thuộc Top-Tier. Họ đầu tư khá đa dạng, không tập trung vào một giải pháp nào. Duy nhất chỉ có một vấn đề là họ đầu tư khá chậm, đa phần đều ở năm 2021.

Lending

  • Parrot: Đây là nền tảng Lending đạt giải nhì Solana x Serum Hackathon năm 2021. Alameda đầu tư vào Parrot ở vòng Seed vào tháng 6/2021.
  • Jet Protocol: Dự án Lending dạng Maket Maker ở Solana, có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (6/2021): Alameda, DeFiance, Parafi,…
    • Extended Seed (11/2021): Paradigm, Three Arrows Capital, Solana Capital,…
  • Oxygen: Một trong những dự án đầu tiên về Lending trên Solana. Alameda dẫn đầu vòng Strategic vào tháng 2/2021. Các quỹ khác trong vòng này là Multicoin Capital, Genesis Capital, CMS.
  • Alchemix: Alchemix là dự án Lending có cơ chế thú vị, đó là dùng tài sản thế chấp đi kiếm lợi nhuận và tự Repay khoản nợ. Điều này giống như chúng ta mượn lãi suất từ tương lai. Alameda dẫn đầu vòng Strategic vào tháng 3/2021.
  • Anchor: Anchor là một trong những dữ án Lending cốt lõi của Terra, đặc trưng bởi lãi suất cố định (~20% APY). Không tìm thấy thời gian đầu tư của Alameda.
  • Union: Dự án Lending đặc biệt bởi cơ chế tín chấp, nhưng hiện tại vẫn chưa thấy hoạt động nổi bật. Alameda đầu tư vào tháng 11/2020.
  • Liquity: Nền tảng Debt Protocol giống Parrot và Alchemix, với Stablecoin là LUSD hiện đang đứng top 10 Stablecoin có vốn hóa lớn nhất thị trường. Liquity có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (9/2020): Polychain, DFINITY Ecosystem Fund,…
    • Series A (3/2021): Pantera, Alameda,…
  • Parallel: Dự án Lending trên Polkadot, hiện đang có tiềm năng lớn trở thành cái tên chiến thắng Parachain tiếp theo. Parallel có ba vòng gọi vốn:
    • Seed (6/2021): Polychain, Pantera,…
    • Series A (8/2021): Polychain, Pantera, Alameda,…
    • Strategic (11/2021): Sequoia,…
  • Ratio: Debt Protocol ứng dụng LP token làm tài sản thế chấp để mint USDr. Cơ chế này khá nổi tiếng hiện tại, được lấy cảm hứng từ Olympus DAO. Alameda đầu tư vào vòng Seed tháng 7/2021.
  • X-MarginDự án Lending tín chấp dành cho doanh nghiệp. Alameda cùng với Polychain, Coinbase, Spartan,… đầu tư ở Series A vào tháng 9/2021.

⇒ Nhận xét: Tương tự mục Sàn giao dịch, mảng vay mượn cũng có rất nhiều loại hình trong danh mục đầu tư của Alameda, bao gồm vay tín chấp, Debt Protocol, Market Maker, sử dụng LP để vay, tự động trả nợ (Repay thông qua lãi từ tài sản thế chấp).

Nói về hệ sinh thái, không tính Ethereum, thì Solana là nơi được Alameda đầu tư nhiều nhất trong mảng Lending với 25% tổng số dự án Lending.

NFT/Gaming

  • Alethea AI: Dự án Metaverse với các Intelligent NFT (iNFT) tương tác với nhau. Dự án có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (1/2021): Không có quỹ nổi bật.
    • Không rõ (8/2021): Coinbase, Alameda, Multicoin, Crypto.com, Mark Cuban,…
  • Roco: GameFi Hub với những tính năng phổ biến như NFT Marketplace, Launchpad,… Alameda đầu tư vào vòng Seed hoặc Private tháng 9/2021.
  • GuildFi: Gaming Guild mới ra mắt gần đây, tương tự Yield Guild Game. Alameda đầu tư vòng Seed vào tháng 11/2021, cùng với Hashed, Coinbase, DeFinance, Animoca Brand,…
  • Genopets: Game đặc trưng bởi hình ảnh về các con thú như Pokemon đẹp mắt, cũng như cơ chế Move-to-Earn mới lạ. Alameda đầu tư vòng Seed vào tháng 10/2021, cùng với Spartan, Yield Guild Game, Anomoca Brand,…
  • DeFi Land: Game chủ đề nông trại trên Solana với hình ảnh vui vẻ, dễ thương, nhận được sự chú ý rất lớn từ cộng đồng. Alameda đầu tư vòng Seed vào tháng 9/2021, cùng với Animoca Brand, Solana Foundation,…

⇒ Nhận xét: Các dự án NFT/Gaming trong Portfolio của Alameda cũng rất đa dạng, mỗi dự án đều có một thế mạnh riêng, như Guild, Metaverse, Hub với nhiều tính năng, cơ chế đột phá (Move-to-Earn). Nhìn chung không thấy điểm chung nào về mặt tính chất của các dự án này.

Social

  • Subsocial: Dự án mạng xã hội trên Polkadot, có thể hình dung Subsocial như một phiên bản phi tập trung của Reddit, Meidum,… Alameda đầu tư vòng Seed vào tháng 7/2021.
  • Chingari: Mạng xã hội đến từ Ấn Độ, xây dựng trên nền tảng Solana, giúp người dùng chia sẻ các Short Video như Tiktok. Trong năm 2021, họ đã gọi vốn 4 lần từ 2020 đến 2021, chi tiết không rõ. Lần gọi vốn cuối cùng vào tháng 10/2021 với sự góp mặt của Alameda, Solana Capital, sàn giao dịch Kraken,…
  • Only1: Một mạng xã hội trên Solana. Only1 có một vòng gọi vốn vào tháng 7/2021 với sự tham gia của Alameda cùng các nhà đầu tư khác.
  • Solcial: Mạng xã hội khác trên Solana. Alameda đầu tư vòng Seed ở tháng 9/2021, với sự tham gia của Solana Foundation và các quỹ khác.

⇒ Nhận xét: Đây là một mảng rất mới, chưa thấy sự đột phá hoặc quan tâm đến từ cộng đồng. Trong khi các quỹ khác chưa đầu tư hoặc đầu tư ít, thì Alameda có hẳn 4 đại diện. Và trong 4 cái tên, thì có 3/4 sử dụng Solana làm nền tảng để xây dựng dự án. Vẫn còn quá mới đễ đưa ra bất kỳ nhận xét nào về cơ hội của mảng xã hội. Nhưng với các phốt về đánh cắp dữ liệu của các nền tảng xã hội tập trung hiện nay, thì cũng khá dễ hiểu cho việc đầu tư vào các Deals này của Alameda.

Liquidity

  • Lido: Một trong những nền tảng đầu tiên, và thành công nhất mảng Liquid Staking, với stETH đang có FDV khoảng $6B. Sau khi triển khai Liquid Staking cho LUNA của Terra, Lido cũng đang hướng đến mục tiêu tiếp theo là Solana. Lần gọi vốn gần nhất vào tháng 5/2021 với sự tham gia của Alameda, Paradigm, Coinbase, Delphi Digital,…
  • pSTAKE: Một dự án Liquid Staking chỉ mới ra mắt trên Persistence thuộc Cosmos. Alameda đầu tư vòng Seed vào tháng 11/2021, với sự tham gia của Sequoia, DeFinance, Three Arrows Capital, sàn Kraken, Spartan,…
  • Sommelier: Dự án quản lý thanh khoản khi add pool của anh em. Sommelier có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2021): Multicoin, Alameda,…
    • Series A (10/2021): Polychain, Alameda,…
  • Serum: Nền tảng thanh khoản của nhiều dự án trên Solana. Ngay từ lúc thành lập dự án đã có tên Alameda trên trang chủ của Serum.
  • Ren Protocol: Một trong những cầu nối giữa các chain nổi tiếng với renBTC. Vào tháng 2/2021, Alameda chính thức mua lại Ren.

⇒ Nhận xét: Liquid Staking là một thị trường khá màu mỡ khi nó làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Do đó, Alameda đặt niềm tin vào Lido, dự án Winner trong mảng này, trong thời gian dài hạn.

Chỉ cần đọc một số mảng trên, có thể thấy Alameda tập trung rất nhiều vào Solana. Nhưng ở đây họ lại chọn pSTAKE – dự án Liquid Staking dành cho Cosmos, trong khi các Deal hệ Cosmos của họ không quá nổi bật. Do đó, pSTAKE theo mình là một thương vụ khá khó hiểu.

Other

Mục này có một cái tên tương đối lớn, đó là Consensys. Consensys là công ty có rất nhiều sản phẩm, một trong số đó là Metamask – cái tên đã quá quen thuộc với cộng đồng Crypto. Consensys có hai vòng gọi vốn với tổng số tiền lên đến $265M, với sự tham gia của Mastercard, The Maker Foundation (MakerDAO), Parafi, Dragonfly, Coinbase, Spartan,… 

Các hệ sinh thái trong Portfolio của Alameda Research

Từ các nhận xét trên, ta thấy Alameda đầu tư cũng khá nhiều hệ sinh thái: Cosmos, Polkadot,… Nhưng nguồn lực đa phần dồn về Solana, nên trong mục này mình sẽ tập trung vào Solana.

Alameda và Solana

Mình sẽ hệ thống lại những gì Alameda đang có ở Solana, dẫn đầu gọi vốn dự án nào, cùng với thời gian đầu tư:

  • Layer 1: Solana (6/2021).
  • Infrastructure: Syndica (11/2021)
  • Asset Management: Solrise (7/2021).
  • Yield Farming: Tulip (10/2021 – dẫn đầu).
  • Stablecoin: UXD (9/2021).
  • Wallet: Coin98 Wallet (4/2021), Math Wallet (10/2020 – dẫn đầu).
  • Derivatives: Drift (10/2021).
  • Synthetic: Synthetify (6/2021).
  • Lending: Oxygen (2/2021 – dẫn đầu), Parrot (6/2021), Jet (6/2021)
  • NFT/Gaming: Genopets (10/2021), DeFi Land (9/2021), Burnt Finance (5/2021).
  • Social: Chingari (10/2021), Only1 (7/2021), Solcial (9/2021)
  • Liqudity: Lido (5/2021), Serum (8/2020), Ren (2/2021).
  • DEX: Mercurial (5/2021), Aldrin (5/2021).
  • Prediction: Hedgehog Market (7/2021).
  • Map: Maps.me (2/2021 – dẫn đầu)

Qua đó, mình có thể rút ra các kết luận sau:

  • Alameda rất “Bullist” Solana, số lượng dự án trên Solana chiếm khoảng 21% so với tổng dự án trong Portfolio.
  • Dù khá yêu thích Solana, cũng như có tiếng trong cộng đồng, nhưng có rất ít dự án ở Solana mà Alameda dẫn đầu vòng gọi vốn (4/25 dự án). Thậm chí, không chỉ Solana, mà các dự án khác cũng có tỉ lệ dẫn đầu không cao.
  • Alameda đầu tư vào chính nền tảng Solana chỉ mới gần đầy (6/2021).

Đó là những gì mình thấy từ Portfolio của Alameda. Liệu đây có phải cũng là tầm nhìn của SBF?

SBF và Solana

Nếu anh em tham gia Crypto từ cuối năm 2020, chắc hẳn ít nhiều cũng biết về đợt trả token “siêu to khổng lồ” lên đến 91.47% so với tổng cung vào ngày 7/1/2021. Con số này có thể giết chết Solana nếu xả cùng một lúc vào thời điểm đó.

Ngay chính thời điểm FUD mọc lên như nấm, SBF đã cược với một Fudder rằng: “SOL hiện có giá $2.05, và trong tuần đó sẽ không bao giờ có giá thấp hơn $2.05”.

Khoảng giữa năm 2020, Sam đã cho đội ngũ kỹ thuật của mình xem về khả năng của Solana, và tất cả mọi người đều ngạc nhiên và nhận ra tiềm năng của Solana. Sau đó, vào tháng 7/2020, Sam thông báo sẽ xây dựng một DEX trên Solana. DEX xây dựng trên Blockchain thì không có gì lạ, nhưng điều quan trọng người đứng sau DEX này là Sam. Và đó là Serum hiện tại.

Điều này cho thấy Sam đã nhìn thấy tiềm năng của Solana từ rất lâu, không phải chỉ mới thấy cơ hội gần đây.

Đánh giá Portfolio của Alameda Research

Performance

Top 5 dự án có Token đạt hiệu suất tốt nhất (giá ATH so với ATL) là:

  • SOL: 51,992%
  • HNT: 48,566%
  • MCB: 7,512%
  • PERP: 3,647%
  • TULIP: 3,158%

Xu hướng đầu tư của Alameda Research trong năm 2021

Trong năm 2021, Alameda đã đầu tư khoảng 70 dự án, đây là một con số khá lớn so với các quỹ khác như a16z (50), Hashed (31), Delphi Ventures (20),…

Dựa vào hình trên, có thể thấy Alameda đặt trọng tâm vào các mảng như NFT/Gaming, Lending, Infrastructure. Và dĩ nhiên, phần lớn đều nằm ở Solana. Điều này có thể giải thích là do Solana chỉ thật sự có hệ sinh thái khổng lồ chỉ bắt đầu khoảng tháng 4/2021 đến nay, nên gần như các dự án trên Solana chỉ gọi vốn trong năm 2021.

Những câu chuyện xung quanh Alameda Research

Ở phần này, mình sẽ nói về một vài vấn đề xoay quanh cách chơi của Alameda thông qua những thông tin dưới đây:

Alameda và Reef Finance

Vào ngày 8/3/2021, Alameda đã đồng ý thỏa thuận mua REEF của Reef Finance với giá rẻ hơn thị trường. Đây là một điều hết sức bình thường khi một quỹ muốn mua token của dự án với giá rẻ hơn, nhưng sẽ kèm một vài điều kiện. Ví dụ như chia làm hai đợt bán như của Reef Finance.

Điều bất ngờ là ngay sau khi nhận token, Alameda đã bán số token đợt đầu trên Binance ngay lập tức. Sau đó, Reef Finance đã hủy bỏ đợt bán token thứ hai. Dù thực tế, Alameda không hề nói rằng muốn đầu tư vào Reef Finance, mà chỉ muốn mua OTC và bán để ăn chênh lệch giá, nhưng sự việc này phần nào cũng cho thấy không phải lúc nào Alameda mua token là đầu tư vào dự án.

Alameda và Avalanche

Nếu anh em tìm từ khóa “Alameda $JOE” trên Twitter, sẽ thấy không ít kết quả nói về việc Alameda đã từng Farm token JOE và PNG để xả.

Mình không nói việc farm và xả là sai, bởi vì chúng ta ai cũng đều muốn lợi nhuận trong thị trường này, nhưng Alameda là một quỹ lớn, và họ sẽ farm với một số tiền không nhỏ. Nếu số token này xả ra lúc dự án còn yếu, khả năng cao sẽ làm dự án không thể phát triển trong ngắn hạn. Và chính Sam Trabucco cũng đã khẳng định việc họ thích Yield Farming trong bài phỏng vấn của mình.

Qua các ví dụ trên, có thể thấy Alameda ngoài việc đầu tư vào các vòng gọi vốn, họ khá năng động trong việc tham gia kiếm lợi nhuận ngắn hạn ở các dự án, nhất là có thể Farm ra token.

Tổng kết

Qua các phân tích trên, có thể rút ra kết luận như sau:

  • Alameda Research là một “Fan cuồng” của Solana, gần như có mặt ở các mảnh ghép trên Solana.
  • Họ rất ít khi dẫn đầu vòng gọi vốn.
  • Bên cạnh các mảnh ghép quen thuộc, Alameda còn đầu tư vào một mảng mà ít quỹ lớn để ý: Mạng xã hội.
  • Alameda ngoài việc đầu tư ở các vòng dành cho quỹ, họ còn tham gia tìm kiếm lợi nhuận ở các dự án bên ngoài, thông qua Farming, OTC,…

Theo C98

Có thể bạn quan tâm

Mục lục