Tin nóng ⇢

6G sẽ được ra mắt vào 2030 để mở rộng Metaverse

Lundmark cho biết việc chuyển sang 6G sẽ đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán hơn nữa, bao gồm các mạng có tốc độ hàng trăm, nếu không muốn nói là nhanh hơn hàng nghìn lần so với 5G. Ngoài ra, Pekka Lundmark cho rằng, sự xuất hiện của 6G sẽ xảy ra cùng thời với giai đoạn mở rộng "công nghiệp metaverse".

Sáng thứ Ba vừa qua, Pekka Lundmark, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của công ty viễn thông Nokia, đã chia sẻ vài nhận định trong cuộc thảo luận của hội đồng Davos với chủ đề "Triển vọng chiến lược về nền kinh tế kỹ thuật số". Ông đã dự đoán rằng mạng 6G sẽ xuất hiện vào khoảng năm 2030 khi "công nghiệp metaverse" mở rộng trong ngành công nghệ.

"Hiện tại, như chúng ta đã biết, tất cả chúng ta đang xây dựng mạng 5G nhưng một khi điện toán lượng tử đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các ứng dụng thương mại, 6G sẽ hiện diện", Lundmark nói. "Đến lúc đó, chắc chắn điện thoại thông minh sẽ không còn là thiết bị phổ biến nhất nữa".

Theo Lundmark, "thế giới vật lý và thế giới kỹ thuật số sẽ cùng phát triển". Nhờ đó, rất có khả năng, thông qua thế giới VR, người dùng có thể bật công tắc hoặc xoay nút và khiến thế giới thực thay đổi theo.

Theo tạp chí thương mại Industry Week, cuộc cách mạng công ngiệp metaverse "có thể bao hàm toàn bộ các bản sao kỹ thuật số ảo cực kỳ chi tiết của những đối tượng tồn tại trong thực tế".

Ruth Parlot, giám đốc tài chính của Alphabet, cũng có mặt trong cuộc thảo luận. Cô ấy dự đoán rằng sớm thôi, mọi người sẽ có khả năng phiên dịch ngay lập tức các cuộc trò chuyện bằng kính thực tế tăng cường (AR). "Bạn sẽ có thể đeo kính AR và dịch các ngôn ngữ khi bạn nói", Parlot nói.

Hiện nay, ta vẫn chưa thể định nghĩa chính xác 6G là gì. Chỉ đến cuối năm 2018 và đầu năm 2019, các mạng viễn thông mới bắt đầu triển khai 5G trên thị trường thương mại ở Mỹ.

Lundmark cho biết việc chuyển sang 6G sẽ đòi hỏi nhiều tài nguyên tính toán hơn nữa, bao gồm các mạng có tốc độ hàng trăm, nếu không muốn nói là nhanh hơn hàng nghìn lần so với 5G.

Các chuyên gia cho rằng, 6G không chỉ là một sản phẩm giúp tốc độ và thời gian phản hồi của mạng Internet diễn ra nhanh hơn mà đây còn là một bước ngoặt quan trọng, được thúc đẩy bởi sự phát triển công nghệ cơ học lượng tử và trí tuệ nhân tạo.

Trong đó, điểm nhấn thú vị đến từ công nghệ tương tác tích hợp các giác quan khác của con người, chẳng hạn như khứu giác, vị giác và xúc giác, vào trải nghiệm người dùng, Marianna Obrist, giáo sư về giao diện đa giác quan tại Đại học London, đã viết trên tờ El País vào đầu tháng này.

"Thế giới vật chất và thế giới kỹ thuật số sẽ tồn tại song hành. Sau này, mọi thứ đều sẽ có bản sao kỹ thuật số ảo của riêng mình", Lundmark nhận định.

Có thể bạn quan tâm