Tin nóng ⇢

4 lý do làm cho Coinbase NFT Marketplace thụt lùi

Vào ngày 2/2, twitter Coinbase NFT thông báo tạm dừng tính năng Creator Drops trên nền tảng giao dịch NFT (NFT marketplace) của mình để tập trung vào các tính năng và công cụ khác do người sáng tạo yêu cầu, đồng thời nhấn mạnh rằng họ sẽ không đóng Coinbase NFT Marketplace.

Ngoài việc tạm dừng một số chức năng sản phẩm, sản xuất nội dung, giám đốc sản phẩm từ chức, cũng như hiệu suất không đạt yêu cầu về khối lượng giao dịch và số lượng người dùng, triển vọng phát triển của nền tảng giao dịch NFT Coinbase đã được đặt ra với những dấu hỏi lớn. Mặc dù được “chống lưng” bởi Coinbase, công ty mã hóa phát hành cổ phiếu đầu tiên, nhưng marketplace NFT lại thất bại. Cùng xem xét hiệu suất kể từ khi ra mắt và phân tích sâu những lý do khiến hoạt động của Coinbase NFT Marketplace gặp khó khăn.

16.000 người dùng chỉ mang lại 50.000 giao dịch

Coinbase nổi tiếng trong thị trường tiền điện tử, bao phủ một cơ sở người dùng lớn, điều này cũng tạo nền tảng vững chắc cho việc mở rộng kinh doanh. Vào tháng 10/2021, sau khi Coinbase thông báo sẽ ra mắt nền tảng giao dịch NFT, đã làm dấy lên tâm lý FOMO trên thị trường, đến tháng 5/2022, số lượng người dùng đăng ký vượt 4 triệu người (cao hơn OpeanSea thời điểm đó). Và đây là dữ liệu ấn tượng nhất Coinbase NFT Marketplace đạt được.

Mặc dù khởi đầu thuận lợi nhưng chỉ 8 tháng sau, hiệu quả kinh doanh giảm sút mạnh mẽ, tỷ lệ người dùng sử dụng rất thấp và để cho một số nền tảng NFT mới vượt mặt. Theo dữ liệu từ Dune Analytics, tính đến ngày 3/2, tổng khối lượng giao dịch của Coinbase NFT là khoảng 7,347 triệu USD và hơn 16.000 người dùng hoàn thành khoảng 50.000 giao dịch.

Khối lượng giao dịch của Coinbase NFT Marketplace đạt đỉnh vào tháng 9/2022. Ảnh: Dune Analytics

Ngay cả NFT marketplace của nhà bán lẻ trò chơi Mỹ GameStop tham gia muộn hơn Coinbase NFT, khối lượng giao dịch trong giai đoạn beta đã gấp đôi khối lượng giao dịch cao nhất của Coinbase NFT Marketplace. Mặc dù GameStop NFT cũng bị giảm mạnh về khối lượng giao dịch do suy thoái thị trường và các lý do khác và các nền tảng dữ liệu như DappRadar đã ngừng theo sau khi hợp tác với ImmutableX, nhưng hiệu suất của GameStop NFT tốt hơn nhiều Coinbase NFT.

Khối lượng giao dịch hàng ngày trong 3 tháng gần nhất của các nền tảng giao dịch NFT. Ảnh: Dune Analytics

Bất chấp lợi thế của OpenSea, mặc dù các nền tảng như Blur và X2Y2 bắt đầu muộn, nhưng Coinbase NFT vẫn bị tụt lại phía sau. Một số lý do đưa ra ở đây:

1. Thị trường giá giảm bao trùm

Một sản phẩm mới có thu hút người dùng hay không phụ thuộc nhiều vào thời điểm ra mắt. Coinbase đã mất nửa năm kể từ khi thông báo ra mắt NFT marketplace vào tháng 10/2021 cho đến khi thực sự ra mắt vào tháng 5/2022, nhưng nhanh chóng đối mặt với sự hạ nhiệt của thị trường NFT. Theo dữ liệu của CryptoSlam, kể từ tháng 4/2022, doanh số bán NFT toàn cầu giảm liên tục và hiện giảm hơn 89,9% so với khối lượng giao dịch cao nhất hơn 4,9 tỷ USD một năm trước. Mức độ quan tâm của các nhà đầu tư đối với NFT đã giảm đi rất nhiều, dẫn đến khối lượng giao dịch NFT giảm mạnh.

Doanh số thụt lùi của thị trường NFT trong năm 2022. Ảnh: CryptoSlam

Vào tháng 7/2022, một nhân viên giấu tên của Coinbase cũng cho rằng Coinbase NFT tung ra quá muộn, sau khi thị trường lập đỉnh thì mọi người giảm bớt hứng thú với NFT.

2. Người điều hành không thực sự hiểu về Web3

“Các giám đốc điều hành tại Coinbase đến từ thế hệ công ty trước đây, như Facebook và Netflix và họ không hiểu thị trường mới nổi này,” một nhân viên Coinbase chia sẻ.

Trên thực tế, nhiều nhân viên của Coinbase gửi đơn kiến nghị ẩn danh kêu gọi loại bỏ một số giám đốc điều hành công ty. Mặc dù Giám đốc điều hành Coinbase, Brian Armstrong, cho rằng ý tưởng này thật ngu ngốc và thậm chí còn nói rằng ông sẽ sa thải những nhân viên đã đệ đơn kiện, nhưng Coinbase sẽ sớm tổ chức lại nhóm sản phẩm của mình. Surojit Chatterjee, giám đốc sản phẩm kiêm người đứng đầu mảng NFT mà Coinbase thuê từ Google, nhận ra mình chưa phù hợp nên đệ đơn từ chức vào cuối tháng 10/2022 và chính thức rời công ty vào đầu tháng 2/2023.

Surojit bỏ túi khoảng 105 triệu USD cổ phiếu Coinbase và vẫn giữ lại 249.315 cổ phiếu Coinbase. Dựa trên mức giá hiện tại là 81,46 USD một cổ phiếu, thì Surojit vẫn còn khoảng 20,3 triệu đô la, gấp 2,7 lần so với khối lượng giao dịch cao nhất của Coinbase NFT Marketplace. Surojit không giúp ích được nhiều cho mảng NFT của Coinbase nhưng nhận lại quá nhiều thứ.

3. Thiếu lối chơi độc đáo

Để phá vỡ vị trí độc quyền của OpenSea, nhiều nền tảng sử dụng các chiến lược khác nhau để giành thị phần. Trong khi Coinbase NFT chưa có sự mới mẻ
và thể hiện sụ khác biệt với người sáng tạo, người sưu tập và người hâm mộ.

Ngoài ra, so với các NFT marketplace khác, đã triển khai khai thác giao dịch, airdrop, hủy bỏ tiền bản quyền, phần thưởng cho lệnh bid và các ưu đãi khác để thu hút người dùng, Coinbase NFT có quá ít tính năng. Ví dụ điển hình là Blur, “kẻ đến sau” nhanh chóng vươn lên vị trí thứ hai về khối lượng giao dịch NFT bằng chiến lược airdrop, phí nền tảng bằng 0 hay tiền bản quyền tự chọn.

Đồng thời, Coinbase NFT Marketplace chỉ hỗ trợ NFT trên mạng Ethereum, thiếu sự linh động rõ ràng so với OpenSea, LooksRare hay X2Y2. Không chỉ vậy, Coinbase NFT hỗ trợ ít bộ sưu tập NFT và các loại được hiển thị được giới hạn ở đồ sưu tầm, tác phẩm nghệ thuật, thế giới ảo…

4. Công ty bị ràng buộc bởi sự tuân thủ

Coinbase nổi bật nhờ tính tuân thủ, cũng hạn chế việc mở rộng hoạt động kinh doanh và thiếu sự đổi mới trong lối chơi kinh doanh thị trường NFT.

Chẳng hạn, sau khi phát hành phần đầu tiên của series phim ngắn “The Degen Trilogy” với chủ đề về Bored Ape Yacht Club (BAYC), Coinbase NFT đã bị cộng đồng chỉ trích rất nhiều. Người đại diện cho biết: “Chúng tôi đang liên tục tinh chỉnh nội dung và đã quyết định tạm dừng sản xuất hai phim ngắn còn lại trong khi xác định con đường sáng tạo tốt nhất phía trước. Coinbase sẽ tập trung vào những nỗ lực sáng tạo trước mắt hơn.”

Trên thực tế, do hệ thống quản lý tài chính nghiêm ngặt ở Hoa Kỳ, việc phát triển hoạt động kinh doanh của Coinbase cần có sự chấp thuận của các cơ quan quản lý. Số lượng người dùng ít và kế hoạch tiếp thị NFT cũng khá khả quan, giống như việc Coinbase đã bị SEC can thiệp mạnh khi tuyên bố muốn thúc đẩy hoạt động cho vay tài khoản để sinh lãi, vì lý do này Brian Armstrong từng đăng 21 tweet để phàn nàn về cơ quan quản lý nhưng đã bị phớt lờ. Ngoài ra, bản cáo bạch năm 2021 do Coinbase đệ trình cũng ám chỉ những hạn chế kinh doanh do quy định mang lại, lập luận rằng các nền tảng giao dịch không được kiểm soát sẽ tạo ra sự cạnh tranh “không công bằng”.

Các yếu tố trên làm cho Coinbase NFT hoạt động kém đi, họ muốn thúc đẩy mảng NFT để cải thiện tình trạng khó khăn của mình thông qua đa dạng hóa thu nhập. Trong năm qua, nhiều cơn giông bão của các tổ chức mã hóa đã khiến khối lượng giao dịch của thị trường tiền điện tử giảm mạnh, khiến doanh thu của Coinbase trong năm 2022 cũng giảm theo. Đồng thời, xếp hạng tín dụng dài hạn của Coinbase và các ghi chú không có bảo đảm, với lý do sự suy yếu đáng kể trong doanh thu và tạo dòng tiền. Coinbase đã thực hiện một số đợt sa thải nhân viên để giảm chi phí.

Hầu hết doanh thu của Coinbase đến từ phí giao dịch tiền điện tử. Sự không ổn định của phần doanh thu thúc đẩy Coinbase phải đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh. Đây là lý do tại sao Coinbase NFT ra đời, trên thực tế, sự gia tăng nhanh chóng về khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch của NFT marketplace cũng khiến lợi nhuận của ngành tăng mạnh, chẳng hạn, tổng khối lượng giao dịch hiện tại của OpenSea đạt 15,3 tỷ USD, do đó tổng phí giao dịch thu nhập mà nền tảng thu được là 382 triệu USD. Vì lý do này, Brian Armstrong từng lạc quan về quy mô của Coinbase NFT, mảng kinh doanh mới có thể lớn bằng hoạt động giao dịch tiền điện tử cốt lõi của Coinbase.

Có thể bạn quan tâm

Mục lục